Cách Nuôi Trùn Quế
Trùn Quế là loài sinh vật đất lưỡng tính, sinh sản bằng cách thụ tinh chéo, sinh sản nhanh nên rất dễ dàng nhân giống.
- Xây dựng trại nuôi trùn quế

1.1 Vị trí nuôi
Bà con nên chọn những nơi đất thoáng mát không bị ngập úng, thoát nước thoát nhiệt tốt. Tốt nhất là nên chọn nuôi dưới tán cây công nghiệp, cây ăn quả (cây cao su, xoài, mít..) lâu năm để giữ được ẩm độ thích hợp khi thời tiết nắng nóng
Có đủ nguồn nước tưới, pH trung tính, vã sạch không bị ô nhiễm
1.2 Diện tích thiết kế chuồng thực tế
– Tùy thuộc vào diện tích sẵn có mà có thể thiết lập chuồng nuôi cho phù hợp dựa trên vốn đầu tư ban đầu, vật nuôi, và mục đích sử dụng.
– Nguyên vật liệu xây dựng: gạch, thép, xi măng, mái tôn, lưới tre, tre, lá…
– Dưới đây là hình ảnh chuồng trại đã được thiết lập và sử dụng
+ Chiều cao thành chuồng 40cm từ mặt đất lên chỉ cần thiết kế sao cho dễ thao tác là được
+ Chiều dài thì tận dụng toàn bộ chiều dài của liếp vườn hoặc khu vườn
+Chiều cao mái che >= 1, 8 m, nếu quá cao thì bên cánh phải có tấm vách che tối bằng lưới lan cho thoáng khí
+ Bên dưới trải lớp bạc dày khoảng 2-3 cm. Còn nếu dùng gạch block (gạch xi măng) thì xây thành chuồng sử dụng 2 viên lên là được, mái che có thể làm từ mái tôn, mái lá… hoặc kết hợp với các vườn cây ăn trái có tán rộng. Nếu xây ở khu đất trống thì càng cao càng tốt nên sử dụng mái lá và có lưới lan che xung quanh.
- Chuẩn bị giống nuôi

-Nên chọn 80% giống thuần và 20% trùn sinh khối
-Giống thuần: là giống trùn quế có nguồn gốc rõ ràng, tìm mua ở nơi uy tín và không bị trộn lẫn với các giống trùn khác. Lý do phải kết hợp 80% giống thuần và 20% trùn sinh khối do trong quá trình làm sạch giống thì chúng ta đã làm chúng bị tổn thương. Vì vậy cần bảo quản giống thật tốt trước khi nuôi trùn và nhân giống.
-Trùn sinh khối: là trùn trộn lẫn giữa con trùn, kén trùn và thức ăn cho trùn. Nên chọn nơi mua chuyên bán trùn giống khỏe và có nhiều năm kinh nghiệm.
3. Quy trình nuôi và chăm sóc trùn quế
3.1 Chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn
-Dụng cụ dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc trùn, cả quá trình nuôi cần sử dụng: cào 6 răng, tay… tránh làm tổn thương trùn.
-Tấm che phủ để tránh nắng chiếu vào: chiếu cói, đệm, bao…
-Dụng cụ tưới nước: thùng vòi sen, rổ, rá…
-Dụng cụ múc nước: gáo dừa, mũ bảo hiểm cũ, gáo nhựa có cán 1-1,5m
3.2 Chuẩn bị chất nền
– Tốt nhất nên sử dụng phân bò tươi để có nhiều dưỡng chất hơn, phân bò sạch, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng
-Phương pháp ủ chất nền:
+ Ủ nóng :
Để chế biến chất nền cần có phân động vật như trâu, bò, lợn… và chất độn chuồng như cỏ, rơm rạ, bèo, dây khoai lang…hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có chứa độc tố cao). Trùn quế rất sợ nước tiểu gia súc vì vậy nếu trong phân có lẫn nước tiểu của gia súc thì phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu.
Chọn mặt nền cứng rải 1 lớp phân dày 10 – 15cm, tiếp theo rải 1 lớp chất độn dày 10cm có trộn vôi bột. Tiếp tục dải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5m. Ở giữa đống ủ cắm 1 đoạn tre để thông khí.
Khi đánh đống xong (tỷ lệ 7 phần phân trâu bò ủ với 3 phần chất độn chặt ngắn), phủ lên đống phân 1 lớp che mưa che nắng bằng vật liệu sẵn có như bao, bạc…
Cứ 5 đến 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo cho chất nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 – 4 tuần ủ chất nền có thể mang ra sử dụng
+ Ủ nguội:
Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng nhưng không dùng vôi bột. Sau khi đánh đống xong phủ 1 lớp rơm rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Lấy bùn trát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem ra sử dụng.
+Ủ hỗn hợp
Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ đống ủ phân tăng lên cao 70 độ C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn trát kín. Sau 2 tháng thì có thể đem sử dụng.
3.3 Cách thả trùn giống
-Sau khi đã chuẩn bị chất nền tốt và sẵn sàng thả giống
-Tiếp đến là cho phân vào (nên chọn phân tươi đủ ẩm đã qua ủ 2-3 ngày và đảm bảo làm sạch axit uric có trong nước tiểu Trâu Bò). Ta đổ phân lên chất nên thành lớp dày 20cm, sau cho đều không bị vón cục và rải đều thành luống rộng 1m. Sau đó thả trùn xen kẽ với phân. Trùn sẽ bò qua ăn và nhân giống liên tục giúp tăng sinh khối nhanh. Sau đó dùng tấm bạt, bao phủ đậy lên trên (nếu diện tích chuồng nuôi lớn thì dùng mái che phủ tránh ánh sáng trực tiếp làm ảnh hưởng đến trùn).
3.4 chăm sóc trùn và thu hoạch
-Sau khi thả trùn phải thường xuyên kiểm tra thức ăn và bổ sung liên tục không để trùn đói. Tưới nước khi trời nắng nóng thì tưới ngày 2-3 lần, mùa mưa thì chỉ cần 1-2 lần/ngày giữ ẩm độ thích hợp cho luống nuôi. Cách để kiểm tra ẩm độ thích hợp là lấy một nắm thức ăn hay chất nền bóp nhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa. Nếu nước nhỏ giọt hay chảy thành dòng là quá ẩm. Cứ 1-2 ngày sau khi thả trùn nên cho trùn ăn với lượng thức ăn cần cung cấp khoảng 3cm trên mặt luống, và cứ thế cho ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ nữa. Chỉ nên cho trùn ăn khi thức ăn cũ hết không nên cho ăn dồn dập quá nhiều điều này khiến trùn không ngoi lên mặt luống ăn làm giảm khả năng sinh sản bắt cặp của trùn ảnh hưởng đến năng suất nuôi/
-Thức ăn cho trùn ăn là phân tươi từ phân gia súc, gia cầm, rác thải hữu cơ, rác thải nông nghiệp đã qua xử lý ủ hoai mục. Đặc biệt nguồn thức ăn chính vẫn là phân Trâu, Bò. Thức ăn được ủ xong thì trộn lẫn và được ngâm vào bể có nước sạch tưới trong 1-2 ngày thành dạng lỏng sền sệt rồi múc cho trùn ăn là tốt nhất. Khi cho ăn thì mở tấm phủ trên bề mặt luống ra và múc lượng thức ăn vừa đủ như trên. Thức ăn được rải trên bề mặt luống thành từng vệt dài, mỏng cách đều nhau không phủ toàn bề mặt luống để thoáng khí cho trùn. Sau khi cho trùn ăn xong đậy tấm phủ lại và tưới ẩm. Cứ như vậy mà thường xuyên kiểm tra và cho ăn cho đến khi trùn tăng sinh khối nhanh.
-Thu hoạch: Khi nhìn thấy khối lượng trùn quế cao, mật độ tăng nhanh nhiều trùn trưởng thành thì tiến hành thu hoạch trùn bằng cách: dùng dụng cụ hốt phân trùn và thức ăn phía trên mặt luống, nơi có nhiều thức ăn thì trùn tập trung ở đó. Sau đó trải tấm bạc ở giữa sân và cho phần phân và trùn đó vào tấm bạc dưới trời nắng nhẹ tiếp đến gạt bỏ phân trùn ở mặt trên ra lần lượt thì ta sẽ thu được trùn, vì trùn sợ nắng nên sẽ bò toàn bộ xuống dưới.
-Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào mật độ thả trùn và cách chăm sóc trùn có đạt hiệu quả giúp tăng sinh khối nhanh hay chậm. Nhưng thường thì cứ 2-3 tháng nuôi thì ta có thể thu hoạch được rồi.
Hữu Lai – TTS
Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn