Nuôi Trùn Quế bằng Lục Bình
Lục bình hay còn gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, tiếng Hán là thủy phù liên. Cây lục bình – Water hyacinth là loài cỏ đa niên, là thực vật thủy sinh xâm hại các dòng chảy chính trên mặt nước ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và đông nam bộ. Hằng năm nhiều địa phương phải chi một khoảng kinh phí và nhân lực rất lớn để thu gom lục bình, làm sạch các dòng chảy cho sản xuất nông nghiệp, làm giảm ô nhiễm môi trường.
Cây lục bình có giá trị kinh tế cao nếu ta sử dụng một đúng cách như làm hàng thủ công mỹ nghệ, làm phân bón và làm thức ăn cho trùn quế.
Hiện nay, Lục bình được khai thác nuôi trùn quế phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường, giải quyết được vấn đề thông thoáng giao thông đường thủy. Bà con vùng sông nước đã tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đây là mô hình rất thích hợp áp dụng đối với bà con vùng sông nước, sống ven bờ sông cũng như những nơi có nhiều lục bình.
1/Vì sao lại chọn lục bình để nuôi trùn quế và những lợi ích mà lục bình đem lại.
Lục bình được chọn làm nguồn thức ăn cho trùn quế vì chúng phát triển rất nhanh, dễ nuôi trồng, và là nguồn thức ăn giàu hữu cơ ổn định cho trùn quế. Để lựa chọn việc thu gom lục bình làm thức ăn cho trùn dễ dàng hơn nhiều so với việc thu gom các nguồn thức ăn khác cho trùn quế như phân Trâu, bò, rác thải nông nghiệp…tiết kiệm được công chăm sóc và chi phí sản xuất. Khi trồng lục bình thì không cần chăm sóc nhiều, không lo bệnh hại cũng như việc thức ăn có đủ cho trùn hay không. Đặc điểm quan trọng hơn hết là nguồn phân trùn được tạo ra phải hoàn toàn sạch được dùng trồng rau an toàn, vì thế nên nguồn thức ăn cho trùn ăn cũng phải sạch, không chứa chất độc hại mà lục bình thì đáp ứng được điều kiện đó. Bởi vì nó rất ít bệnh không cần phải phun thuốc trừ sâu, thuốc hóa học. Vì vậy chúng rất an toàn cho trùn quế và các sản phẩm tạo ra từ trùn cũng an toàn.
-Lợi ích mà lục bình đem lại
+ Giảm chi phí sản xuất so với việc nuôi bò để lấy phân nuôi trùn, đỡ công chăm sóc, việc chăm sóc cũng khá dễ dàng chỉ cần bón phân trùn cho lục bình tạo mô hình hoàn toàn khép kín (1-2 tháng bón 1 lần)
+Lục bình có thể trồng được cả trong ao hồ, đất đầm lầy
+Nguồn thức ăn từ lục bình tạo độ ẩm rất tốt cho luống nuôi trùn
+Bổ sung nguồn thức ăn hữu cơ dồi dào cho trùn quế.
2/Cách nuôi trồng lục bình và thu hoạch
-Có thể trồng lục bình trực tiếp trên sông. Suối, ao hồ và ngay cả trên vùng đất đầm lầy. Không cần tưới nước hay bón phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu sâu, bệnh. Vì lục bình rất ít nhiễm bệnh, là loài thực vật ưa nước nên chỉ cần tận dụng ao hồ, đầm lầy để trồng thì đã tiết kiệm được thời gian chăm sóc, phun tưới.
– Tận dụng diện tích mặt sông, bờ sông, dùng thân tre, nứa…để chặn lại nuôi trực tiếp ven bờ sông đỡ tốn diện tích. Ao nuôi cá cũng được dùng để nuôi lục bình ở trên bề mặt.
– Việc trồng lục bình khá đơn giản mà lại đem lại nguồn thức ăn lớn và ổn định làm thức ăn cho trùn quế.
-Thu hoạch lục bình:
+ Dùng xuồng ghe để thu hoạch lục bình đối với lục bình được trồng trên ao, hồ ,.. dùng tay vớt.
+Ở bãi đất đầm lầy thì dùng tay thu gom, dụng cụ thu hoạch đơn giản, dễ thực hiện.
3/Cách nuôi trùn quế bằng lục bình
-Có nhiều cách khác nhau để nuôi trùn quế tuy nhiên với nguồn thức ăn từ lục bình thì bà con sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá chi phí thức ăn, nhân công và thời gian.
-Lục bình sau khi với về phải pha chế và ủ hoai hữu cơ. Băm nhỏ lục bình ra trộn với phân bò với tỷ lệ 5/5. Để lại 1 ít lục bình làm nơi sống của trùn.
-Thêm chút nước để chất pha trộn có độ ẩm rồi dùng bạt phủ lên. Trong khi ủ lục bình, bà con nên bổ sung thêm sản phẩm sinh học như E.M, men vi sinh để rút ngắn thời gian ủ và pha trộn chất lượng hơn. Sau khi ủ khoảng 20 ngày là có thể lấy ra làm thức ăn cho trùn quế rồi.
-Hoặc đơn giản hơn, lấy lục bình cho vào túi kín, buộc chặt lại và đem phơi nắng. Sau 5-7 ngày có thể cho trùn ăn và dừng ăn 15 ngày trước lúc thu hoạch.
-Trước khi nhân giống trùn, bà con nên trải một lớp lục bình đã ủ dày khoảng 15cm để trùn làm quen và ổn định môi trường sống. Khi nuôi trùn quế bằng lục bình, trùn dễ bị đầy hơi và trúng khí độc nên phải giải quyết bằng cách tách riêng hoặc sử dụng thuốc.
-Sử dụng lục bình cho trùn quế ăn mang lại hiệu quả rất cao, vì lục bình có tính giữ ẩm tốt, cọng lục bình có hình ống là nơi trú ẩn và nguồn thức ăn dồi dào và nhiều dinh dưỡng cho trùn quế, theo kinh nghiệm của chúng tôi nuôi trùn quế kết hợp dùng lục bình và phân bò sữa, năng xuất trùn quế rất cao từ 100 – 120kg/ 100m2. Bên cạnh đó lục bình lại là một nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và miễn phí cho trùn quế giúp giảm giá thành cũng như chi phí mua phân trâu bò, ngoài ra nên khai thác lục bình thường xuyên để làm giảm ô nhiễm môi trường.
4/Một số lưu ý khi nuôi trùn quế bằng lục bình
-Chất nền là yếu tố quan trọng giúp cho trùn sinh trường, trú ẩn tốt với ánh sáng. Chất nền chuẩn phải đảm bảo tơi xốp, sạch, nhiều chất dinh dưỡng. Nếu thả giống trùn bằng sinh khối thì không cần thả chất nền mà bỏ phân bò trực tiếp lên luống
-Trùn phát triển tốt ở nhiệt độ là từ 20 đến 28 độ C. Vào mùa đông lạnh cần che chắn chuồng trại cẩn thận, thắp đèn điện để duy trì nhiệt độ ở mức thích hợp, không để xảy ra tình trạng trùn ngủ đông
-Đổ ẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi nuôi trùn quế bằng lục bình. Trùn sợ -ánh sáng trực tiếp nên phải che kỹ vào ban ngày.
-Thức ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần gây hại như khí H2S, SO3, CO2, NH4…Ngoài ra một số kẻ thù cũng có thể gây hại cho trùn như dế nhũi, cuốn chiếu, bồ hóng, ếch, nhái, chuột…)
-Kỹ thuật nuôi trùn quế bằng lục bình rất đơn giản, hiệu quả do lục bình có khả năng giữ ẩm tốt, dễ kiếm và giá thành thấp nên lục bình là giải pháp kinh tế phù hợp cho nhiều hộ gia đình nuôi giun.
Hữu Lai – TTS
Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn