Nuôi trùn quế trong thùng xốp, nhựa
Mô hình nuôi trùn quế trong thùng xốp, chậu nhựa thường được áp dụng đối với bà con trồng rau sạch, rau hữu cơ cũng như chăn nuôi nhỏ tại nhà, và đặc biệt là trên ban công, sân thượng.
Đây là mô hình khá phổ biến hiện nay dùng để nuôi trùn quế cung cấp cho sản xuất nông nghiệp nhỏ như trồng rau sạch ăn tại nhà, cho chăn nuôi ao hồ cá nhỏ phục vụ bếp ăn gia đình.
1. Khâu chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cần thiết
-Thùng xốp, khay, chậu nhựa có sẵn hoặc mua từ những nơi chuyên bán vật liệu trồng rau sạch
– Vỉ tre làm đế, gạch cục
-Bao, vải đậy thùng, bìa carton, bạc
-Gáo múc, thùng vòi sen để tưới nước.
2. Phương pháp nuôi trùn quế trong thùng xốp, chậu nhựa
Thùng xốp, chậu nhựa được chọn để nuôi trùn thì bắt khoan lỗ, mỗi bên thùng khoan 2 lỗ. Một lỗ bên dưới cách đáy 5cm, lỗ bên trên cách miệng thùng 5cm làm đều cho hai bên mặt thùng để tạo lỗ thông thoáng không bị yếm khí. Cứ tương tự như vậy mà làm cho tất cả các thùng xốp, chậu nhựa chuẩn bị để nuôi. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bà con có thể chuẩn bị chậu nhiều hay ít. Sau đó dùng gạch cục lót phía dưới từng thùng để không bị ẩm thấp khi nuôi hay các loài thiên địch ( ếch, nhái, chuột, kiến…) có thể chui vào và làm chết trùn
-Đóng các vĩ tre khớp vừa để vào đáy thùng. Mỗi thùng dùng một vỉ lót ở dưới để tạo cân bằng cho thùng và giúp phân trùn không bị rò rỉ ra ngoài, tiếp đến là lót thêm một miếng vải hoặc bao bọc lên vỉ tre. Sau đó có thể cho chất nền và thức ăn trùn vào để bắt đầu khâu nuôi trùn. Nếu nuôi nhiều thùng chậu thì phải có mái che cho thùng chậu tránh nắng, mưa vào làm ảnh hưởng trùn nuôi.
– Tạo chất nên: ở đây bà con có thể dùng phân Trâu bò sawnc có, hoặc rác thải hữu cơ, rác thải nông nghiệp, rác thải nhà bếp để làm lớp chất nền nuôi trùn. Rải một lớp khoảng 3-5 cm
-Thả trùn giống: Mua trùn sinh khối để nuôi và nhân sinh khối tại những nơi uy tín và có kinh nghiệm trong chăn nuôi trùn quế giống. Tiến hành thả trùn sinh khối một lớp 5-10 cm.
-Cho trùn ăn và chăm sóc trùn:
Sau khi thả trùn giống vào thì bắt đầu cho trùn ăn, mỗi lớp thức ăn dày khoảng 5cm rải lên bề mặt thùng cách đều nhau 3-5 cm theo từng dãy tránh trường hợp rãi hết mặt thùng làm bít khí trùn không sống được. Bà con tương tự thực hiện cho các thùng khác và xếp chung thành hàng dưới mái che. Cho trùn ăn xong thì dùng bao, bạc, vải đậy lại trên mặt thùng để không cho ánh sáng vào vì trùn rất sợ sáng và không lên ăn.
-Sau 1-2 ngày phải kiểm tra thùng nuôi thường xuyên để bổ sung ẩm và thức ăn cho trùn. Sau 30 ngày thì có thể thu hoạch trùn và sang chậu mới tiếp tục quy trình nuôi và nhân giống liên tục. Trong quá trình chăm sóc trùn cần chú ý đến những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trùn như thiên địch của trùn bao gồm: cóc, ếch, nhái , chuột… và không để thùng bị mưa tạt vào, hay ánh sáng chiếu vào trực tiếp.
-Nguồn thức ăn dồi dào đạm cho trùn:
+Phân Trâu, Bò tươi đã qua ủ tách lọc nước tiểu 1-2 ngày
+Phân heo, phân gia cầm gà, vịt được ủ men vi sinh, BT… 15-21 ngày
+Rác thải hữu cơ, rác thải nông nghiệp, vỏ trái cây, bã thực vật…được ủ 30 ngày trở lên để làm thức ăn cho trùn quế.
3.Kết luận
Đây là mô hình nuôi rất thích hợp cho bà con thực hiện tại nhà. Đơn giản dễ thực hiện và tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có từ rác thải nhà bếp, vườn, ao ,chuồng… góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường sống. Đối với bà con muốn có một vườn rau sạch tại nhà, sân thượng nên áp dụng mô hình này để vừa giải quyết được vấn đề rác thải, vừa tận dụng phân trùn bón cho cây, trùn giống dùng để nuôi vật nuôi như gà, vịt, cá… Mô hình nuôi hoàn toàn khép kín nhỏ hay lớn, số lượng chậu nuôi nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu cần sử dụng của bà con.
4. Ứng dụng của việc nuôi trùn quế trong đời sống
Với thành phần dinh dưỡng cao như trên, trùn quế dùng để làm gì, giun quế được ứng dụng nhiều trong đời sống, đặc biệt là nông nghiệp
– Trùn quế cho vật nuôi
Trùn quế tinh (trùn chưa có kén và sinh khối giun quế) dùng để làm thức ăn cung cấp dưỡng chất cho vật nuôi. Thông thường, trùn quế tinh phải trộn trực tiếp vào khẩu phần ăn cho vật nuôi. Ngoài ra, để có thức ăn khô lâu dài cho vật nuôi, có thể thả trùn quế vào chậu cám ngô, cám gạo sau đó phơi khô rồi cất cho ăn dần.
Khối lượng cho ăn : đối với gà vịt ngan cho ăn sống khoảng 10 con giun / con /ngày . với khoảng 100 con gà cho khoảng 0,2 giun tinh/ngày . đối với lợn : 1 con lợn ăn 100g giun /ngày , có thể cho ăn bằng cách nấu chín hoặc muối . Khi muốn dùng 700g giun ướp với 300g muối sau 21 ngày trộn cám đã ủ men cho ăn .
– Thức ăn cho người
Nhiều người nghĩ giun quế chỉ làm thức ăn cho vật nuôi nhưng loại trùn này còn dùng làm thức ăn cho người. Vì thức ăn của giun quế là phân động vật, các rác thải đã hoại mục nên cần phải sơ chế kỹ trước khi sử dụng. Trùn quế thả vào chậu nước rửa nhiều lần cho sạch rồi để dưới nước xả ngâm khoảng 2 đến 3 giờ đến khi thân giun trong suốt thì có thể chế biến món ăn.
Món ăn từ trùn quế dễ chế biến và phù hợp với khẩu vị của nhiều người là chả trùn quế. Nguyên liệu cho món ăn này gồm đậu xanh 200gr, giun đã làm sạch 20gr. Đậu xanh giã nhỏ rồi cho giun băm nhỏ vào vo viên và chiên vàng.
Lưu ý: tỷ lệ trộn cho món chả ngon là 1 giun : 4 đỗ, có thể cho thêm rau thơm tùy ý.
– Tác dụng của phân trùn quế với cây trồng
Phân trùn quế có tác dụng cải tạo đất, tăng tỉ lệ nảy mầm, kích thích cây phát triển, trổ nhiều hoa, cung cấp dưỡng chất giúp cây khỏe mạnh, chống các tác hại từ môi trường. Tùy vào từng loại cây mà lượng phân bón sẽ khác nhau. Dưới đây là một số cách bón phân trùn quế cho một số giống cây trồng quen thuộc:
Cây cảnh: Tùy vào loại cây và nhu cầu chất dinh dưỡng
Rau xanh: Bón lót khoảng 250-300kg/1000m2
Cây ăn quả: Bón 0,5-1kg/cây, bón 1-2 lần/năm ,tùy vào tuổi của cây.
Cây tiêu: Bón 1-2kg/nọc tiêu, bón 1-2 lần/năm
Những thông tin trên đây đã phần trả lời câu hỏi trùn quế dùng để làm gì. Loại trùn này mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho ngành nông nghiệp, tạo nên mô hình khép kín, đảm bảo an toàn hiệu quả.
Hữu Lai – TTS
Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn/trun-que-an-giang/