Hotline :  0945.777.900

All Categories

All Categories

  • Phân trùn quế
    • Cao cấp
    • Thông dụng
  • Trùn quế
    • Trùn câu
    • Trùn thịt tươi
    • Trùn đông lạnh
  • Trùn quế giống sinh khối
  • Vật tư - Tư vấn nuôi trùn
  • Đất sạch

Search

Menu
  • TRANG CHỦ
  • Sản phẩm
    • Bảng giá tham khảo
    • Phân trùn quế
      • Cao cấp
      • Thông dụng
    • Trùn quế
      • Trùn câu
      • Trùn thịt tươi
      • Trùn đông lạnh
    • Trùn quế giống sinh khối
    • Vật tư – Tư vấn nuôi trùn
    • Đất sạch
  • Trùn Quế
    • Tin nông nghiệp
    • Nuôi trùn quế theo truyền thống
    • Nuôi trùn theo công nghệ mới Israel
    • Mô hình canh tác hiệu quả
    • Nông nghiệp hữu cơ
  • Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành
    • Trùn Quế An Giang
    • Trùn Quế Bạc Liêu
    • Trùn Quế Tiền Giang
  • ĐẠI LÝ
    • Tìm đại lý
    • Chính sách đại lý
    • Danh sách đại lý
  • Liên hệ
    • Về TRATRASA
    • Liên hệ
 tratrasa
tratrasa Menu   ≡ ╳
  • TRANG CHỦ
  • Sản phẩm
    • Bảng giá tham khảo
    • Phân trùn quế
      • Cao cấp
      • Thông dụng
    • Trùn quế
      • Trùn câu
      • Trùn thịt tươi
      • Trùn đông lạnh
    • Trùn quế giống sinh khối
    • Vật tư – Tư vấn nuôi trùn
    • Đất sạch
  • Trùn Quế
    • Tin nông nghiệp
    • Nuôi trùn quế theo truyền thống
    • Nuôi trùn theo công nghệ mới Israel
    • Mô hình canh tác hiệu quả
    • Nông nghiệp hữu cơ
  • Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành
    • Trùn Quế An Giang
    • Trùn Quế Bạc Liêu
    • Trùn Quế Tiền Giang
  • ĐẠI LÝ
    • Tìm đại lý
    • Chính sách đại lý
    • Danh sách đại lý
  • Liên hệ
    • Về TRATRASA
    • Liên hệ
Home/Archive for: February 2021

Month: February 2021

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Vòng đời của Trùn Quế

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 24 February, 2021

Muốn nuôi Trùn quế đạt hiệu quả cao thì bà con cần hiểu rõ vòng đời của con Trùn quế như thế nào?

Những đặc tính sinh sản cũng như tập quán sinh sinh của chúng để tránh các vấn đề thiệt hại không nên có khi nuôi Trùn Quế. Vì vậy việc tìm hiểu rõ về vòng đời của Trùn Quế là hết sức cần thiết cho việc nuôi Trùn Quế.

1/ Trùn Quế là loài sinh vật như thế nào?

Trùn quế hay giun quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên chúng ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn khác sống trong đất.

2/ Đặc điểm sinh học của Trùn Quế

Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ dàng bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa các chất thải ở Philippines, Australia và một số nước khác.

Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 10 – 15cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín tuỳ theo độ tuổi, màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn quế có hình thon dài, nối với nhau bằng nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Trùn quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có thể sống trong nước nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng.

Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải dưới dạng Amoniac và Urê. Trùn quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng. Thức ăn sau khi đi qua hệ thống tiêu hoá với nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, chúng thải phân ra ngoài và những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hoá này cũng theo phân ra khỏi cơ thể trùn quế nhưng vẫn còn hoạt động ở màng dinh dưỡng trong một thời gian dài. 

Trùn quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế từ 20 – 27oC, độ ẩm thích hợp nhất là 60 – 70%. Trùn quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có pH ổn định (khoảng 7 – 7,5). trùn quế có khả năng chịu được phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.

3/Quá trình sinh sản của Trùn Quế

Trùn quế sinh sản rất nhanh trong môi trường khí hậu nhiệt đới. Từ một cặp giun ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1000 – 1500 cá thể mới trong một năm.

Trùn quế là động vật lưỡng tính, có đai sinh dục và lỗ sinh dục nằm ở phía đầu cơ thể, chúng có thể giao phối chéo cho nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén sau khi hình thành sẽ di chuyển về phía đầu và rơi xuống đất để nở thành giun con.

4/Vòng đời của Trùn Quế

Vòng đời của Trùn Quế rất ngắn, dao động khoảng 35-50 ngày. Vì vậy khi nuôi Trùn Quế cần chú ý đến đặc điểm này để không phải thu hoạch quá muộn làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi trùn quế, và còn ảnh hưởng đến sự sống của các con Trùn còn sống, đang trong quá trình phát triển.

Qua các thí nghiệm kiểm chứng, các nhà khoa học đã nhận định rằng: Trùn quế là loài trùn thích hợp nhất để xử lý phân bón nông nghiệp. Trùn quế (Perionyx excavatus) có tỉ lệ phát triển cao nhất, thời gian xuất hiện đại sinh sản sớm nhất, trọng lượng cao nhất. Thời gian phát triển kén ngắn nhất, tỷ lệ phát triển kén cao nhất, tỷ trọng kén cao thứ hai và thời gian kén nở sớm nhất (2-3 tuần) so với các loài Trùn khác.

-Thời gian thích hợp để trùn có thể giao phối là khi sương đêm xuống thì chúng mới bò lên mặt để đi tìm nhau. Chúng bắt đầu bắt cặp và giao phối( do trùn là loài sinh vật lưỡng tính nên mỗi con trùn đều có 2 bộ phận sinh dục đực và cái vì thế khi giao phối cả hai con trùn đều làm nhiệm vụ như nhau là nuôi Trứng Trùn). Chúng trườn lên nhau theo hướng ngược chiều, con này gối lên con kia, bụng sát bụng. Lúc này cả hai con đều tiết ra dịch nhầy để chuẩn bị cho quá trình giao phối diễn ra dễ dàng hơn. Mỗi con đều có tinh dịch và tiết ra tinh dịch sau đó chúng đẩy vào túi nhận tinh của con kia. Sau khi hoàn thành xong chúng tách nhau ra và bắt đầu cho quá trình nuôi trứng đã được thụ tinh. Tuy nhiên tinh trùng sẽ được nằm trong túi thụ tinh mà không được thụ tinh ngay do ở Trùn trứng lại chín muộn hơn vài ngày so với sự thành thục của tinh trùng. Dịch nhầy tiết ra tạo thành một vòng. Khi vòng nhầy bong ra, nó sẽ tuột lên phía trước. Lúc đi qua lỗ cái nó sẽ nhận được một ít trứng chín và lúc đi qua túi nhận tinh nó sẽ nhận được tinh trùng đã được nhận từ con khác ở trước đó. Tiếp theo, đó sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng sẽ xảy ra ngay trên vòng nhầy, vòng nhầy tuột tiếp về phía trước và rơi ra ngoài. Lúc này nó tự thắt hai đầu lại để thành kén và chuẩn bị nở thành trùn con sau khi đã đủ thời gian phát triển trong kén trùn.

Trùn trưởng thành (0,12g/con) → Trùn quế bắt đầu giao phối → Trùn làm kén trứng (nở sau 2 – 3 tuần). Mỗi kén có thể nở từ 1 – 20 trùn con → Trùn con (<0,05g/con, dài 2 – 3mm). Sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng dài 1 – 2cm.

5/Trùn Quế  mang lại những lợi ích gì?

Thành phần hóa học trong cơ thể trùn quế: nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô chiếm khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau:

Protein: 68 –70%

Lipid: 7 – 8%,

Chất đường: 12 –14%

Tro 11 – 12%.

Do có hàm lượng Protein cao nên Trùn Quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho nhiều loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Ngoài ra, Trùn Quế còn được dùng trong y học và công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp để sản xuất rau sạch.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Cách Nuôi Trùn Quế

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 19 February, 2021

Trùn Quế là loài sinh vật đất lưỡng tính, sinh sản bằng cách thụ tinh chéo, sinh sản nhanh nên rất dễ dàng nhân giống.

  1. Xây dựng trại nuôi trùn quế

1.1 Vị trí nuôi

Bà con nên chọn những nơi đất thoáng mát không bị ngập úng, thoát nước thoát nhiệt tốt. Tốt nhất là nên chọn nuôi dưới tán cây công nghiệp, cây ăn quả (cây cao su, xoài, mít..) lâu năm để giữ được ẩm độ thích hợp khi thời tiết nắng nóng

Có đủ nguồn nước tưới, pH trung tính, vã sạch không bị ô nhiễm

1.2 Diện tích thiết kế chuồng thực tế

– Tùy thuộc vào diện tích sẵn có mà có thể thiết lập chuồng nuôi cho phù hợp dựa trên vốn đầu tư ban đầu, vật nuôi, và mục đích sử dụng.

– Nguyên vật liệu xây dựng: gạch, thép, xi măng, mái tôn, lưới tre, tre, lá…

– Dưới đây là hình ảnh chuồng trại đã được thiết lập và sử dụng

+ Chiều cao thành chuồng 40cm từ mặt đất lên chỉ cần thiết kế sao cho dễ thao tác là được

+ Chiều dài thì tận dụng toàn bộ chiều dài của liếp vườn hoặc khu vườn

+Chiều cao mái che >= 1, 8 m, nếu quá cao thì bên cánh phải có tấm vách che tối bằng lưới lan cho thoáng khí

+ Bên dưới trải lớp bạc dày khoảng 2-3 cm. Còn nếu dùng gạch block (gạch xi măng) thì xây thành chuồng sử dụng 2 viên lên là được, mái che có thể làm từ mái tôn, mái lá… hoặc kết hợp với các vườn cây ăn trái có tán rộng. Nếu xây ở khu đất trống thì càng cao càng tốt nên sử dụng mái lá và có lưới lan che xung quanh.

  • Chuẩn bị giống nuôi

-Nên chọn 80% giống thuần và 20% trùn sinh khối

-Giống thuần: là giống trùn quế có nguồn gốc rõ ràng, tìm mua ở nơi uy tín và không   bị trộn lẫn với các giống trùn khác. Lý do phải kết hợp 80% giống thuần và 20% trùn sinh khối do trong quá trình làm sạch giống thì chúng ta đã làm chúng bị tổn thương. Vì vậy cần bảo quản giống thật tốt trước khi nuôi trùn và nhân giống.

-Trùn sinh khối: là trùn trộn lẫn giữa con trùn, kén trùn và thức ăn cho trùn. Nên chọn nơi mua chuyên bán trùn giống khỏe và có nhiều năm kinh nghiệm.

3. Quy trình nuôi và chăm sóc trùn quế

3.1 Chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn

-Dụng cụ dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc trùn, cả quá trình nuôi cần sử dụng: cào 6 răng, tay… tránh làm tổn thương trùn.

-Tấm che phủ để tránh nắng chiếu vào: chiếu cói, đệm, bao…

-Dụng cụ tưới nước: thùng vòi sen, rổ, rá…

-Dụng cụ múc nước: gáo dừa, mũ bảo hiểm cũ, gáo nhựa có cán 1-1,5m

3.2 Chuẩn bị chất nền

– Tốt nhất nên sử dụng phân bò tươi để có nhiều dưỡng chất hơn, phân bò sạch, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng

-Phương pháp ủ chất nền:

+ Ủ nóng : 

Để chế biến chất nền cần có phân động vật như trâu, bò, lợn… và chất độn chuồng như cỏ, rơm rạ, bèo, dây khoai lang…hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có chứa độc tố cao). Trùn quế rất sợ nước tiểu gia súc vì vậy nếu trong phân có lẫn nước tiểu của gia súc thì phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu.

Chọn mặt nền cứng rải 1 lớp phân dày 10 – 15cm, tiếp theo rải 1 lớp chất độn dày 10cm có trộn vôi bột. Tiếp tục dải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5m. Ở giữa đống ủ cắm 1 đoạn tre để thông khí.

Khi đánh đống xong (tỷ lệ 7 phần phân trâu bò ủ với 3 phần chất độn chặt ngắn), phủ lên đống phân 1 lớp che mưa che nắng bằng vật liệu sẵn có như  bao, bạc…

Cứ 5 đến 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo cho chất nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 – 4 tuần ủ chất nền có thể mang ra sử dụng

+ Ủ nguội:

Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng nhưng không dùng vôi bột. Sau khi đánh đống xong phủ 1 lớp rơm rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Lấy bùn trát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem ra sử dụng.

+Ủ hỗn hợp

Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ đống ủ phân tăng lên cao 70 độ C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn trát kín. Sau 2 tháng thì có thể đem sử dụng.

3.3 Cách thả trùn giống

-Sau khi đã chuẩn bị chất nền tốt và sẵn sàng thả giống

-Tiếp đến là cho phân vào (nên chọn phân tươi đủ ẩm đã qua ủ 2-3 ngày và đảm bảo làm sạch axit uric có trong nước tiểu Trâu Bò). Ta đổ phân lên chất nên thành lớp dày 20cm, sau cho đều không bị vón cục và rải đều thành luống rộng 1m. Sau đó thả trùn xen kẽ với phân. Trùn sẽ bò qua ăn và nhân giống liên tục giúp tăng sinh khối nhanh. Sau đó dùng tấm bạt, bao phủ đậy lên trên (nếu diện tích chuồng nuôi lớn thì dùng mái che phủ tránh ánh sáng trực tiếp làm ảnh hưởng đến trùn).

3.4 chăm sóc trùn và thu hoạch

-Sau khi thả trùn phải thường xuyên kiểm tra thức ăn và bổ sung liên tục không để trùn đói. Tưới nước khi trời nắng nóng thì tưới ngày 2-3 lần, mùa mưa thì chỉ cần 1-2 lần/ngày giữ ẩm độ thích hợp cho luống nuôi. Cách để kiểm tra ẩm độ thích hợp là lấy một nắm thức ăn hay chất nền bóp nhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa. Nếu nước nhỏ giọt hay chảy thành dòng là quá ẩm. Cứ 1-2 ngày sau khi thả trùn nên cho trùn ăn với lượng thức ăn cần cung cấp khoảng  3cm trên mặt luống, và cứ thế cho ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ nữa. Chỉ nên cho trùn ăn khi thức ăn cũ hết không nên cho ăn dồn dập quá nhiều điều này khiến trùn không ngoi lên mặt luống ăn làm giảm khả năng sinh sản bắt cặp của trùn ảnh hưởng đến năng suất nuôi/

-Thức ăn cho trùn ăn là phân tươi từ phân gia súc, gia cầm, rác thải hữu cơ, rác thải nông nghiệp đã qua xử lý ủ hoai mục. Đặc biệt nguồn thức ăn chính vẫn là phân Trâu, Bò. Thức ăn được ủ xong thì trộn lẫn và được ngâm vào bể có nước sạch tưới trong 1-2 ngày thành dạng lỏng sền sệt rồi múc cho trùn ăn là tốt nhất. Khi cho ăn thì mở tấm phủ trên bề mặt luống ra và múc lượng thức ăn vừa đủ như trên. Thức ăn được rải trên bề mặt luống thành từng vệt dài, mỏng cách đều nhau không phủ toàn bề mặt luống để thoáng khí cho trùn. Sau khi cho trùn ăn xong đậy tấm phủ lại và tưới ẩm. Cứ như vậy mà thường xuyên kiểm tra và cho ăn cho đến khi trùn tăng sinh khối nhanh.

-Thu hoạch: Khi nhìn thấy khối lượng trùn quế cao, mật độ tăng nhanh nhiều trùn trưởng thành thì tiến hành thu hoạch trùn bằng cách: dùng dụng cụ hốt phân trùn và thức ăn phía trên mặt luống, nơi có nhiều thức ăn thì trùn tập trung ở đó. Sau đó trải tấm bạc ở giữa sân và cho phần phân và trùn đó vào tấm bạc dưới trời nắng nhẹ tiếp đến gạt bỏ phân trùn ở mặt trên ra lần lượt thì ta sẽ thu được trùn, vì trùn sợ nắng nên sẽ bò toàn bộ xuống dưới.

-Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào mật độ thả trùn và cách chăm sóc trùn có đạt hiệu quả giúp tăng sinh khối nhanh hay chậm. Nhưng thường thì cứ 2-3 tháng nuôi thì ta có thể thu hoạch được rồi.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành Uncategorized

Phân biệt phân trùn quế, dịch trùn quế nguyên chất 100%

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 4 February, 2021

Cũng chính vì những đặc tính rất tốt của phân trùn quế mà có rất nhiều công ty ra đời mở rộng sản xuất phân trùn quế như Công Ty cổ phần trang trại sạch, Công Ty phân bón Hữu cơ Hồng Minh, Trùn quế An Phú, Trùn quế Củ Chi, Phân trùn quế Sfarm-Đặng Gia Trang….vì điều này mà phân trùn quế có giá cả cạnh tranh giữa các công ty, trang trại sản xuất về chất lượng, số lượng. Bên cạnh đó vẫn có một số trang trại đã lựa chọn kinh doanh phân trùn trộn lẫn, pha tro trấu, sơ dừa, than bùn… vào đó với giá như phân trùn nguyên chất khiến cho bà con nông dân bị hoang mang khi mua về sử dụng lại có hiệu quả không được như mong muốn, ảnh hưởng về mặt kinh tế của bà con.

Bài viết mang tính chất dựa trên những đặc tính vốn có của phân trùn, dịch trùn quế giúp bà con có thể nhận dạng nhanh chóng phân có pha lẫn hay không để có thể mua về sử dụng đúng mục đích trên từng cây trồng. Tránh bị nhầm lẫn cũng như giá cả hợp lí trên từng sản phẩm.

  • Những điểm nhận dạng phân trùn quế có pha trộn hay không là dựa trên đặc tính màu sắc, độ dinh dưỡng, giá cả phân trùn bán ra trên thị trường lại khác nhau tuy là cùng một ẩm độ cùng là phân trùn nguyên chất theo lời quảng cáo của người bán.
  • Phân trùn quế nguyên chất 100% là phân có màu nâu đất, bột mịn (do trùn ăn những loại thức ăn cực mềm nên lượng phân cho ra vô cùng mịn, mùi tanh rất nhẹ của nhớt trùn, ấu trùn còn trong phân,tơi xốp, giữ ẩm tốt, tan trong nước chỉ có một ít cặn phía đáy, xử lý tốt sẽ có rất ít xơ do thức ăn trùn còn lẫn vào, và không có mùi hôi. Thông thường phân trùn không nguyên chất thường được pha trộn thêm sơ dừa, tro trấu, trộn cả than bùn, bổ sung trung vi lượng từ phân hóa học sẽ gây nóng cây trồng nếu được bón nhiều vào gốc cây,làm ảnh hưởng năng suất cây trồng mà đối với phân trùn quế nguyên chất thì hoàn toàn không gây nóng cây trồng.
  • Còn đối với phân trùn có pha trộn thì nó sẽ có thêm mùi tanh nhiều và hôi, bột cực mịn, màu đen sậm khi trộn phân trùn với than bùn, mùi hôi đó xuất phát từ than bùn, còn như trộn thêm sơ dừa, tro trấu thì phân sẽ giữ ẩm thấp bột không mịn, màu sắc bị biến đổi sang đen sậm hoặc tái ngã màu nâu của sơ dừa. Đúng hơn phân trùn quế đã được pha trộn thì nên gọi là giá thể, phân trùn hỗn hợp,.. không nên để phân trùn nguyên chất 100%, không thật với chất lượng sản phẩm bên trong khiến cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn mà so sánh giá cả với phân trùn quế nguyên chất thật thì hoàn toàn sai lầm. Mong quý bà con nên trang bị kiến thức tốt về phân trùn quế để có thể mua đúng phân trùn dùng đúng mục đích sử dụng với giá cả phù hợp.
  • Vậy nên để nhận biết phân trùn quế nguyên chất thì dựa trên hai phương pháp nhận dạng màu sắc (màu đúng chuẩn nâu đất không có thêm màu nào khác, hay chuyển màu khác), độ tơi xốp (trong quá trình nuôi trùn ,thu hoạch và vận chuyển phân trùn thì phân trùn có thể bị vón cục lại, tuy nhiên khi dùng tay chạm vào là ngay lập tức phân trùn sẽ bung ra rất tơi xốp), dinh dưỡng( hàm lượng dinh dưỡng bên trong trùn quế đa dạng giàu khoáng chất, cải tạo đất cực tốt, ở dạng rất dễ hấp thu cho cây trồng nên khi bón vào gốc cây trồng sẽ có sự thay đổi lớn về sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà không có biểu hiện ảnh hưởng nào cả), giá cả bán ra trên thị trường (tương đối ổn định không quá chênh lệch giá). Cách thứ hai là dùng thùng nước bỏ phân trùn quế vào đó khuấy đều xem phân có hòa tan với nước hay không, nếu tan và còn một ít xơ nhẹ thì đúng là trùn quế nguyên chất. Và đều đặc biệt cần chú ý là phân trùn quế dù có bòn nhiều hay ít vào gốc cấy trồng vẫn rất an toàn cho cây trồng không có biểu hiện nóng cây. Do đặc tính của  phân trùn quế an toàn tuyệt đối cho cây trồng, con người và môi trường. Còn trường hợp sử dụng phân trùn quế mà gây cháy cây thì đó là phân đã qua xử lý pha trộn không phải là phân trùn nguyên chất. Ngoài ra bên trong phân trùn quế còn chứa những hạt vật chất màu trắng nhỏ li ti đó là ấu trùn, trứng và kén trùn có trong phân giúp cho phân trùn khi bón vào đất chúng sẽ sinh sôi, nhân giống nhanh chóng trùn trưởng thành xuất hiện trong đất rất có lợi cho cây trồng và vật nuôi.
  • Việc nuôi trùn quế phải trãi qua nhiều giai đoạn nuôi, tốn rất nhiều công chăm sóc,vốn đầu tư không quá cao nhưng để ra được thành phẩm chất lượng, thu hoạch được lượng phân trùn nguyên chất thì giá cả phân trùn cũng ở mức trung bình là 3-4 triệu trên tấn tùy ẩm độ, giá bán lẻ cũng tầm 5-6 ngàn đồng trên kí. Nên việc bán giá quá rẻ thì phải đặt câu hỏi về lợi nhuận của người bán nằm ở đâu? Mong là bà con nông dân nhận định đúng về chất lượng của phân trùn. 
  • Còn về dịch trùn quế cũng tương tự vậy: nếu được chiết xuất hoàn toàn từ trùn quế tươi thì hàm lượng dinh dưỡng rất cao chứa nhiều đạm, khoáng chất,  nhiều loại axit amin, rất tốt cho cây trồng, phun thẳng lên lá như phân bón lá nhưng không làm cháy lá, vì tính an toàn và lành tính từ thiên nhiên của trùn quế luôn là lưa chọn hàng đầu của bà con nông dân, giá thành hợp lí, là sản phẩm chất lượng đạt hiệu quả cao, an toàn thân thiện với môi trường, cây trồng.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Tin hoạt động Tin nông nghiệp

NUÔI TRÙN QUẾ BẰNG RAU

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 1 February, 2021

Trùn quế hiện nay được nuôi và ứng dụng rộng rãi trong đời sống, chúng được  mệnh danh là những chiến binh dọn dẹp rác thải cực “chất” trong thời đại 4.0 như hiện nay. Việc áp dụng trùn quế giúp giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường như  hiện nay, nguồn rác thải ra ngoài không được xử lý sẽ ảnh hưởng  nhiều đến sức khỏe. Nhất là ở các khu chợ, khu bày bán rau cải thường thải ra rất nhiều rác thải: rau hữu cơ, củ, quả thừa… mà người dân rất đau đầu khi phải xử lý chúng sau đó, thu dọn không thường xuyên sẽ làm cả khu chợ có mùi hôi thối khó chịu ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán, họp chợ. Vì vậy việc nuôi trùn quế để xử  lý nguồn rác thải này hoàn toàn hợp lí và giúp tăng hiệu quả kinh tế, vậy tại sao lại không nuôi trùn quế trong thời buổi hiện nay?

Việc áp dụng mô hình nuôi trùn quế để xử lý rác thải rau củ quả… rau cải không còn dùng nữa đã úa, già, hư hỏng đều được sử dụng làm thức ăn nuôi trùn quế cho thu nhập cao.

Hướng dẫn nuôi trùn quế từ rau cải bỏ đi

  1. Tìm địa điểm nuôi, xây chuồng trại nuôi trùn

  • Tận dụng những khu phía sau chợ cách xa nơi buôn bán tránh ồn ào, hoặc nuôi tại nhà phía sau vườn, những khoảng trống dưới bóng râm để nuôi trùn,…

  • Xây dựng chuồng cũng rất đơn giản không quá cầu kì, chỉ cần đủ các điều kiện thoáng mát, tránh mưa gió, tránh nắng, không gần nơi ồn ào đông đúc, không bị các loài thiên địch của trùn (cóc, ếch, nhái…) tấn công.

  • Có thể nuôi trùn trong chuồng bò có sẵn đã bỏ không nuôi nữa, trong thùng nhựa, chậu nhựa, máng,…

  1. Cách cho trùn quế ăn rau 

  • Thức ăn chính của trùn quế ưa thích là phân gia súc : phân trâu, bò, bên cạnh đó cũng có thể dùng rau củ quả thừa để cho trùn ăn, làm chất độn bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu, trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có độc tố cao. Trùn quế rất sợ nước tiểu gia súc vì vậy nếu phân có trộn lẫn nước tiểu của gia súc thì phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu.

  • Việc sử dụng hoàn toàn rau thừa, chất thải hữu cơ làm thức ăn cho trùn quế vẫn thu được năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường , xử lý đống rác thải tại các khu tích tụ như chợ, vườn, nhà hàng…

  • Phải chuẩn bị hố ủ rau trước khi cho trùn quế ăn, cách thực hiện đơn giản: toàn bộ rau củ quả được bỏ đi sẽ được đem đi khỏi khu vực buôn bán, sau đó cho vào hố ủ đã chuẩn bị trước đó để ú cho hoai mục 7-14 ngày cho trùn ăn, cứ một lớp rau cao 10 cm thì rải vào hố chế phẩm sinh học Bt để khử mùi hôi và thức tiến quá trình hoai mục trở nên nhanh hơn hỗ trợ trùn dễ ăn. Cứ vậy mà ủ mỗi ngày cho đến khi đầy hố ủ, sau đó lấy đem cho trùn ăn từ phía dưới lên đến mặt hố. Có thể chuẩn bị 2-3 hố ủ tùy vào lượng rau thải ra nhiều hay ít hàng ngày.

  1. Cách chăm sóc trùn quế hàng ngày để đạt năng suất cao

  • Để trùn quế sống tốt mà không bỏ đi cần tạo cho nó một môi trường sống thuận lợi, tạo chất nền có ẩm độ khoảng 50-60%, nhiệt độ khoảng 20 – 30oC, độ dày sinh khối khoảng 5 – 7cm. Trùn quế có đặc tính ưa tối, không thích ánh sáng chiếu trực tiếp vào. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng để nuôi trùn quế thành công.

  • Sinh khối nuôi trùn cần có độ ẩm cân bằng: cách kiểm tra ẩm độ sinh khối hàng ngày trong ô nuôi trùn là dùng tay lấy 1 nắm sinh khói lên theo dõi nếu:

+Sinh khối bị khô: sinh khối rời ra, tay không ướt.

+Sinh khối bị quá ẩm: sinh khối không kết dính được, tay bị ướt. Bóp lại có nước chảy ra.

+Sinh khối đạt độ ẩm: kết dính, không bị rời ra, tay hơi ẩm. Đây là sinh khối đạt chuẩn.

  • Khi bạn đã có kinh nghiệm thì sẽ dễ dàng nhận biết được tình trạng độ ẩm của sinh khối.

  • Cách xử lý khi sinh khối trùn bị khô hoặc quá ẩm:

+Xử lý khi bị khô: Pha loãng phân và thêm nước vào phân rồi tưới cho trùn ăn. Hoặc có thể tưới ẩm bằng nước.

+Xử lý khi bị quá ẩm: Xới sinh khối trùn quế lên để làm thoáng, chuồng trại cũng phải làm thoáng để gió luồng vào trại, giảm độ ẩm. Lưu ý khi xới cần cận thận tránh làm tổn thương trùn quế. Cho ăn sệt hơn.

  • Che chắn tốt cho ô nuôi để không bị mưa tạt vào, hay nắng chiếu vào ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trùn.

  1. Ứng dụng trùn quế được sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, đời sống

  • Trùn quế tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao, làm thức ăn trong chăn nuôi, hoặc dùng thương mại hóa.

  • Dịch trùn quế là quá trình thủy phân trùn quế tươi bằng các chế phẩm enzyme sinh học, dịch trùn có chứa 100% amino acid tự nhiên với đầy đủ 15 loại acid thiết yếu và chuỗi peptides cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Dịch trùn quế có thể bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi và thủy sản (gà, vịt, bò, heo, cá, tôm, lươn..), dịch trùn quế cũng chính là phân bón lá cho các loại hoa kiểng và hoa màu.

  • Trong chăn nuôi gia cầm giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển nhờ các hoạt chất tự nhiên có trong trùn quế giúp vật nuôi ăn nhiều, mau lớn, nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng phòng bệnh nhất là trong mùa mưa.

  • Trong dịch trùn cung cấp nguồn amino acid dồi dào và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cây trồng từ giai đoạn phát triển chồi lá, sinh trưởng ra hoa, nuôi hoa chống rụng hoa và giai đoạn ra rễ, đây được xem như một chất dẫn xuất làm tăng hiệu quả của các nguồn dinh dưỡng khác, mang lại hiệu quả hơn khi sử dụng các loại phân bón khác như đạm, lân, kali, thuốc bảo vệ thực vật, vi lượng…

  1. Ưu điểm của việc nuôi trùn quế bằng rau.

  • Tận dụng được nguồn rác thải bỏ đi từ các khu chợ, nhà hàng… (rau củ quả bỏ đi, rác thải nông nghiệp đều dùng làm thức ăn cho trùn quế được)

  • Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải sinh học tốt, tăng hiệu quả kinh tế, tạo công việc cho người dân tăng thu nhập.

  • Có nguồn thức ăn ổn định cho trùn quế từ  rau. 

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Recent Posts

  • Báo Thanh Niên: “8X nuôi trùn quế doanh thu hơn 3 tỉ đồng/tháng”
  • Nuôi trùn quế bằng cám
  • Thời điểm thu hoạch trùn quế và phương pháp bảo quản trùn sau thu hoạch
  • Hướng dẫn cách sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế trên từng loại cây trồng và vật nuôi
  • Vòng đời của Trùn Quế

Categories

  • Kỹ thuật canh tác
  • Mô hình canh tác hiệu quả
  • Nông nghiệp hữu cơ
  • Nuôi trùn quế theo truyền thống
  • Tin hoạt động
  • Tin nông nghiệp
  • Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành
  • Uncategorized

Pages

  • Bảng giá tham khảo
  • Cart
  • Checkout
  • CHÍNH SÁCH ĐẠI LÝ
  • Giới thiệu
  • HỆ THỐNG ĐẠI LÝ
  • Liên hệ
  • My account
  • Shop
  • TÌM ĐẠI LÝ
  • Trang chủ
    • Trùn Quế
      • TRÙN QUẾ

Kết nối chúng tôi

Liên hệ Trang Trại Sạch

icon_pin_alt
Văn phòng đại diện:
4/6 Võ Công Tồn, Khu Phố 1,
TT. Bến Lức,
Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An.
icon_pin_alt
Trang trại vệ tinh:
Khắp 19 tỉnh miền Nam.
Mỗi tỉnh từ 1-5 trại liên kết.
Kết hợp các trại cộng sinh.
Đang mở rộng bao tiêu trại mới.
icon_mobile
Hotline
0945.777.900
icon_chat_alt
ZALO
0945.777.900

© 2019 TraTraSa. All Rights Reserved