Month: March 2021
Nuôi trùn quế bằng cám
Thức ăn cho trùn quế rất đa dạng từ các loại rau củ quả, xác bã thực vật, rác thải nông nghiệp đến bìa carton, xác bã mía, giấy vụn, vải mục, những loại có nguồn gốc làm từ thực vật. Tuy nhiên một điều rất quan trọng mà người nuôi trùn quế vì mục đích thương mại nên biết đến để nuôi trùn thành công hiệu quả cao. Trùn quế có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn nhưng chất lượng phân trùn được tạo ra lại phụ thuộc hoàn toàn vào lượng thức ăn mà người nuôi dùng để cho trùn ăn. Để thành phần dinh dưỡng có trong phân trùn được tạo ra giàu dinh dưỡng, nhiều khoáng chất cần thiết để sử dụng bón cho cây trồng và vật nuôi ăn thì phải quan tâm đến thức ăn ban đầu cho trùn ăn là những loại nào, có giàu đạm, dướng chất thiết yêu hay không, vì trùn quế được xem như một bộ máy dùng để phân giải các chất dinh dưỡng trên thành một dạng dinh dưỡng dễ dàng cho cây trồng hấp thu và mốt số axit amin được bổ sung thêm từ trong nước bọt của trùn quế giúp phân trùn thải ra dồi dào dưỡng chất. Vì thế nên thức ăn cho trùn rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng và thành phần dinh dưỡng có trong phân trùn thải ra có thât sự tốt hay không, và hàm lượng đạm có cao hay không. Vậy nên cho trùn quế ăn thì trong thức ăn của trùn quế điều đầu tiên không thể thiếu đó là phân gia súc, gia cầm chứa hàm lượng đạm cao. Thế cho nên trong thức ăn của trùn quế để tăng hiệu quả sản xuất phân trùn người nuôi thường sẽ bổ sung thêm cám gạo vào cho trùn ăn để tăng giá trị dinh dưỡng có trong phân trùn, tận dụng từ lượng thức ăn cho bò còn thừa lại đem cho trùn ăn, hoặc có thể trực tiếp cho trùn ăn bổ sung chiếm 10% trong khấu phần ăn chính của trùn quế rất tốt cho trùn quế phát triển nhanh.
- Vậy trong cám gạo thành phần dinh dưỡng có những gì mà lại đem lại nhiều lợi ích như vậy?
+ Cám gạo được chiết tách từ quá trình xay xát lúa gạo, sau khi tách lớp vỏ trấu ra khỏi hạt gạo thì ta được gạo lứt có màu nâu, tiếp tục tách phần màu nâu đó để hạt gạo sáng bóng, dễ ăn hơn thì phần màu nâu đó chính là cám hay còn gọi là cám gạo, trong cám này rất giàu pentosan, đặc biệt là arabinoxylan. cám gạo chứa hàm lượng dầu cao và có giá trị dinh dưỡng đáng kể khi bổ sung vào khẩu phần cho vật nuôi; nhưng phần dầu trong cám gạo rất dễ bị oxy hóa ,là nguyên nhân làm cho vật nuôi kém ăn hoặc bỏ ăn , đặc biệt là ở vật nuôi còn nhỏ vì vậy khi cho trùn ăn cám chỉ nên bổ sung kèm thức ăn chính với tỉ lệ nhất định 10% trong khẩu phần, khi cho trùn ăn, bò ăn cám gạo nên được dùng hết hoàn toàn sau vài ngày cám gạo sản xuất ra nếu chưa được qua hệ thống bảo quản chất chống oxy hóa. Cám gạo là một nguyên liệu có giá trị vì nó chứa khoảng 14% protein thô, 7 – 10% xơ thô và có đến 17% dầu, một loại ngũ cốc giàu phytate vì thế nên cám gạo chính là thức ăn bổ sung cho trùn quế nhằm mục đích bổ sung thêm vi khoáng chất cần thiết ngoài đạm cho phân trùn. Ngoài những thành phần dinh dưỡng nói trên, cám gạo còn chứa một lượng vitamin E, vitamin B6, vitamin B1, Canxi… vì vậy mà cám gạo còn được dùng trong các sản phẩm làm đẹp của các chị em phụ nữ.
- Cách cho trùn quế ăn cám gạo
+ Sử dụng gáo dừa, dụng cụ múc phân để cho trùn ăn theo cách rải thành từng dệt không được rãi hết lớp mặt của luông nuôi sẽ làm môi trường nuôi trùn không thông thoáng dễ làm ngạt trùn và chết ảnh hưởng đến năng suất thu hoach.
+ Tương tự với các loại thức ăn khác cám gạo cũng được cho trùn ăn ở dạng bột loãng hòa với nước cho trùn dễ ăn, hoặc có thể trộn với bã sắn thành dạng nhão múc cho trùn ăn giúp trùn lớn nhanh rút ngắn thời gian thu hoạch. Sau khi cho trùn ăn xong có thể rải thêm một lớp bìa carton hoặc lưới thoáng giúp luống trùn luôn giữ được ẩm độ thích hợp. Bà con không nên quên là sau khi cho trùn ăn xong phải dùng bạt hay vải che đậy mặt trên của luống trùn lại, làm tăng độ tối mặt luống nuôi thì trùn mới bò lên ăn thức ăn. Do đặc tính của trùn quế là sợ ánh sáng.
+ Có thể trộn chung cám gạo với phân bò, phân trâu hoặc cho ăn xen kẽ ngày với phân trâu ,bò, thường xuyên kiểm tra xem thức ăn còn không để bổ sung kịp thời cho trùn ăn, tránh không để trùn đói vì chúng sẽ bò đi, nếu phần mặt trên cùng của luống đã xốp thì trùn đã ăn hết thức ăn có thể bổ sung thêm cho trùn ngay sau đó.
- Cho trùn quế ăn cám gạo kích thích trùn quế ăn nhiều tăng nhanh mật độ trùn trong luống nuôi, sinh sản nhanh, cám gạo thường được bổ sung vào giai đoạn sau khi thu hoạch trùn trưởng thanh chỉ còn trùn con, trứng và kén trùn thúc đẩy sinh khối nhân nhanh số lượng. Tuy nhiên cũng đừng nên quá lạm dụng thức ăn bổ sung này mà không cho trùn ăn chất độn và thức ăn chính từ nguồn phân gia súc…
- Điều thuận tiện của việc cho trùn quế ăn cám gạo là khi mua về có thể cho ăn ngay mà không cần qua giai đoạn ủ
- Trùn quế ăn cám gạo có thể dùng con trùn để làm thuốc cho người được, nếu vì mục đich thương mại thì việc bổ sung cám gạo cho trùn là hoàn toàn thích hợp, tăng hiệu quả kinh tế mà còn là sản phẩm sạch nuôi trùn sạch.
Hữu Lai – TTS
Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn
Thời điểm thu hoạch trùn quế và phương pháp bảo quản trùn sau thu hoạch
- Khi nuôi trùn quế có rất nhiều thắc mắc mà người nuôi luôn muốn tìm hiểu rõ đó là khi nuôi trùn bao lâu thì thu hoạch được, vậy để làm sao nhận biết được trùn quế đã đủ tuổi thu hoạch, mật độ đủ nhiều và sau khi thu hoạch trùn đó được bảo quản ra làm sao.
- Trùn quế là một loài sinh vật đất mắn đẻ, dễ nuôi, dễ chăm sóc, tuy nhiên bà con cũng nên tìm hiểu kĩ một số kĩ thuật trong quá trình nuôi trùn sẽ giúp cho việc nuôi trùn thành công, đem lại lợi nhuận cao cho bà con. Trùn quế cũng như các loài vật khác khi nuôi một thời gian cần phải thu hoạch trùn để làm giảm bớt mật độ có trong sinh khối nuôi, chỗ ở sẽ bị chật hẹp nếu bà con để mật sộ trùn quá nhiều trên một mét vuông sinh khối trùn nuôi trong luống. Vậy nên bà con cần lưu ý khi trùn đến độ tuổi thu hoạch thì phải thu hoạch chúng ra khỏi luống nuôi, nếu đem đi thương mại thì bảo quản để thương mại trùn, còn tiếp tục làm giống và nhân luông mới thì thu hoạch toàn bộ sinh khối trùn đem ra luống mới nhân số luongj lên tiếp tục.
- Đối với các loài vật nuôi khác thì việc thu hoạch và đến ngày có thể bán đi được để thu lợi nhuận dược hay không bà con có thể xác định bằng mắt thường nhìn và nhận định được điều đó, tuy nhiên đối với trùn quế thì hoàn toàn khác do trùn nằm trong luống, chứa sinh khối trùn bao gồm cả trùn trưởng thành, kén, trứng trùn và cả thức ăn cho trùn ăn cho nên để nnhaanj biết luống trùn đẫ đến lúc thu hoạch hay chưa sẽ trở nên khó khăn cho bà con chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi trùn, do không có hệ thống dò tìm đo đạc số lượng trùn hiện có bên trong luống nuôi. Bên cạnh đó việc nuôi trùn quế thì cách thức chăm sóc và kĩ thuật nuôi cao thấp khác nhau của người nuôi ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch dài ngắn khác nhau vậy nên nếu tính từ thời điểm thả giống và số ngày cho ăn bao lâu để thu hoạch thì không thể chính xác được.
- Vậy nên việc thu hoạch trùn quế ở những mô hình vừa và nhỏ thì người nuôi thường dùng tay để hốt một nắm trùn ở các điểm khác nhau trên mặt luống sau khi trùn đã thải phân hoàn toàn và không còn thức ăn mới bên trên nữa để kiểm tra mật độ rồi xác định bằng mắt và dùng kinh nghiệm mà phán đoán mật độ thật bên trong ô nuôi đó. Cách thứ hai người nuôi có thể xác định mật độ trùn thông qua lượng phân trùn thải ra hàng ngày, so sánh ngày trước và ngày sau khi cho trùn ăn bằng cách xem độ cao của lớp phân trùn tơi xốp bên trên mặt luống sau khi ăn hết thức ăn đã cho ăn cao thấp khác nhau, nếu lớp phân đó nhiều và cao hơn so với ban đầu thì chứng tỏ mật độ trùn bên trong luống đã tăng lên nhanh hay chậm là một phần kinh nghiệm nuôi của bà con có thể xác định được điều này mà cho quyết định là có nên thu hoạch được hay chưa. Cách thứ ba là bà con có thể dùng một que bằng tre hoặc thanh dụng cụ không gây hại đến trùn quế để xới đúng một điểm mà bà con nghi ngờ là mật độ cao nhất để kiểm tra mật độ trùn, với thao tác này cần làm nhanh và kiểm tra bằng mắt thật lẹ, vì nếu chậm thì trùn sẽ tranh thủ trốn xuống phía dưới khi có tác động từ bên ngoài vào. Nhưng những việc này chỉ thích hợp thực hiện đối với những hình thức nuôi trùn ở diện tích vừa và nhỏ.
- Còn đối với những trang trại trùn quế lớn, quy mô rộng hơn, nuôi để bán thương mại thì bà còn cần phải xác định thêm những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch trùn dài hay ngắn là

+ Yếu tố về giống trùn quế thả vào ban đầu: cho dù trong chăn nuôi hay trong trồng trọt thì yếu tố giống tốt lúc nào cũng yếu tố hàng đầu quyết định sự thành hay bại việc nuôi trùn. Giống khỏe mới đủ sức bắt cặp tốt, sinh sản nhanh, nhân mật độ nhanh, thời gian thu hoạch từ đó cũng sẽ được rút ngắn, lợi nhuận tăng lên, giảm chi phí cho ăn, đỡ công chăm sóc.
+ Yếu tố chăm sóc và cho ăn những loại thức ăn làm nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển của trùn quế: trong lúc chăm sóc và cho trùn ăn thì bà con có bổ sung thêm những loại thức ăn kích thích sức ăn của trùn tăng cao hay không như: cám gạo, cám ngô, bột sắn… cho ăn thường xuyên không để trùn đói, thức ăn chính của trùn được cho ăn từ phân trâu, bò tươi qua ủ 2-3 ngày thì càng tốt.
- Cũng vì đây là một ngành nghề khá còn mới mẻ đang phát triển rầm rộ ở giai đoạn đầu nở rộ, thế nên công cụ máy móc cho ngành nghề nuôi trùn quế này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và áp dụng rộng rãi những thiết bị máy móc hiện đại vào quá trình nuôi trùn. Mong là sau này sẽ có nhiều hơn những nghiên cứu vượt bậc của các chuyên gia, những nhà, trang trại nuôi trùn có nhiều kinh nghiệm sáng chế ra nhiều dụng cụ máy móc phục vụ nghề nuôi trùn này nhiều hơn, và chúng có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
- Bảo quản trùn quế sau thu hoạch: trùn quế sau khi thu hoạch tùy vào mục đích sử dụng tiếp theo mà có thể bảo quản đúng cách và thích hợp, nếu bà con dùng để bán thì cho trùn tươi thu hoạch được để vào các túi zip hút hết chân không để bảo quản lạnh, hoặc là trộn trùn quế tươi cùng bột cám, bột ngô để phơi, sấy, nghiền thành bột bảo quản lâu dài, còn mục đích dùng để nhân luống nuôi tiếp theo thì có thể bỏ trùn vào luống, ô mới ngay sau đó mà không qua bảo quản gì cả. Ngoài ra nếu trùn quế nuôi vì phục vụ cho khu vườn tại nhà thì có thể đem cho cá ăn, làm phân bón, dùng làm thức ăn cho gia cầm… ngay sau đó mà không cần qua nhiều khâu bảo quản nào nữa tùy thuộc vào số trùn thu hoạch được nhiều hay ít, có trúng mùa hay không thì mới xác định được cách bảo quản phù hợp.
Hữu Lai – TTS
Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn
Hướng dẫn cách sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế trên từng loại cây trồng và vật nuôi
Ngày nay xu hướng phát triển nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, vậy nên việc lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp sạch đang rất được người tiêu dùng quan tâm. Phân trùn quế, dịch trùn quế là những sản phẩm nông nghiệp sạch mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, rất cần được mở rộng và duy trì sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh này phục vụ cho nền nông nghiệp sạch nước nhà.
Nói về phân trùn quế cũng như dịch trùn quế thì mọi người cũng đã biết ít nhiều về công dụng của loại phân hữu cơ vi sinh này về thành phần dinh dưỡng, những công dụng của nó đối với cây trồng cũng như tính ưu việt của nó mà hiện nay có rất nhiều nông dân đã quan tâm và sử dụng rất nhiều nhằm tăng hiệu quả sản xuất, thu lại lợi nhuận cao góp phần ổn định kinh tế.
Sơ lược về thành phần dinh dưỡng có trong phân trùn quế, dịch trùn quế.
- Phân trùn quế

Trong phân trùn quế rất dồi dào đạm, còn có lân, kali,và những các vi khoáng chất thiết yếu cho cây trồng, ngoài ra còn có một số lượng lớn hệ vi sinh vật rất có lợi, chúng có khả năng phân giải các chất dinh dưỡng khó tan trong đất thành dạng dễ hòa tan để cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng đó, tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, thành phân trung vi lượng có trong phân trùn quế như: Canxi,Bo, Mangan, Cu, Fe.. đều ở dạng dễ hòa tan, dễ hấp thu đối với cây trồng.
- Dịch trùn quế
Dịch trùn quế chứa hàm lượng protein (đạm) cao, có hơn 20 loại axits amin thiest yếu cho cây trồng được sản sinh trong quá trình thủy phân trùn quế tươi, trong đó Protein chiếm 68 –70%; Lipid: 7 – 8%; Chất đường: 12 –14 %, hệ vi sinh vật phát triển mạnh mẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu quá kém của vật nuôi, giảm thiểu bệnh hại trên cây trồng
Những công dụng của phân trùn quế, dịch trùn quế đối với cây trồng

- Phân trùn quế
- Giàu dinh dưỡng, nhiều khoáng chất cần thiết nên thúc đấy quá trình sinh trưởng phát triển của cây mạnh mẽ.
- Kích thích hạt giống nảy mầm khỏe, kích thích cây trông tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển, giảm thiểu bệnh hại, hạn chế rủi ro, tăng thêm thu nhập cho nông dân, có cuộc sống ổn định
- Cải tạo đất, giữ ẩm tốt, thông thoáng, tăng độ phì nhiêu trong đất, phá hủy lớp chai cứng, sạn trong đất giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt tăng năng suất cây trồng
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất rau an toàn, thực phẩm sạch, tăng giá thành bán ra
- Điều hòa sinh trưởng bằng hoạt chất thiên nhiên không gây hại cho cây trồng và con người, bảo vệ môi trường
- Luôn là sản phẩm đứng đầu trong thời đại nông nghiệp bền vững, an toàn thực phẩm
- Dịch trùn quế
- Đối với cây trồng thì công dụng như phân bón lá, thời gian cách li ngắn, hiệu quả còn cao hơn phân bón lá thông thường, không gây hại cho cây trông, không gây cháy lá, tăng chất lượng nông sản ngon hơn
- Hạn chế sâu bệnh hại trên cây trồng, giảm chi phí sản suất, tăng năng suất
- Đối với vật nuôi bổ sung hàm lượng đạm cao cấp cho vật giảm bệnh hại, tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn, hạn chế rủi ro bệnh hại đối với vật nuôi còn nhỏ.
- Kích thích ăn mạnh, hệ vi sinh vật có trong dịch trùn quế giúp vật nuôi không bị bệnh về đường tiêu hóa
Cách sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế đối với từng nhóm cây trồng
- Cây ăn quả
+Bón lót: bón phân trùn quế vào hố trồng trước khi trông cây xuống 3-7 ngày trước khi trồng khối lượng khoảng 10-15 kg trên một hố trồng
+Bón thúc: trong quá trình trồng cây ăn quả nên bón thúc ở các giai đoạn trước khi ra hoa và sau khi thu hoạch, số lần bón 2-4 lần tùy vào kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế mà áp dụng, nhưng ít nhất cũng bón 2 lần trên vụ thu hoạch, khối lượng bón 10-15 kg trên một gốc trồng, cách bón dựa trên tán cây mà bón, cách xa gốc không bón gần vì rễ không hấp thu được dinh dưỡng tùy vào tán cây mà cách xa khoảng 0.5-1 mét, đào sâu 5-10 cm, rộng 10-20 cm để bỏ phân xuống sau đó lấp đất và tưới nước ngay.
- Cây rau màu, hoa
+Bón lót: bón rải đều trên mặt đất trồng trước khi lên luống với khối lượng 8-10 tấn trên ha, do tầng dinh dưỡng của rau màu không sử dụng quá sâu nên chỉ cần rải trên mạt luống là cây trồng có thể sử dụng được.
+Bón thúc: Bón phân trùn quế định kì tầm khoảng 30-40 ngày có thể bón một lần với khối lượng 2-3 tấn trên ha, còn những loại rau màu ngắn ngày thì chỉ cần bón lót là được.
- Cây kiểng các loại
+Bón lót: đối với các loại cây kiểng, hoa cảnh mới bắt đầu trồng hoặc chẩn bị thay chậu mới cho cây kiểng thì có thể trộn phân trùn quế với tỉ lệ 3:7 trong đó trùn quế 3, 7 là sơ dừa, tro trấu… các vật liệu dinh dưỡng khác dùng để trồng kiểng, tùy theo loại cây cảnh mà lượng bón cho phù hợp.
+Bón thúc: bón định kì để chăm sóc cây kiểng 1-2 tháng bón 1 lần, cách bón dùng dụng cụ xới đất mặt lên sau đso bỏ một lượng phân trùn vừa đủ vào khoảng 2-3 cm sau đó lấp đất lại tưới nước cho cây.
- Cách sử dụng dịch trùn quế trên cây trồng, vật nuôi
+Đối với cây cảnh: bón thẳng vào đất tỉ lệ 3:5(3 phần dịch trùn, 5 phần đất trồng) hoặc phun xịt trên lá hoặc gốc cây có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh.
+Đối với rau màu thì dùng dịch trùn quế với tỉ lệ 1:1 bòn đợt đầu cho cây là đủ
+ Đới với cây ăn quả thì bón 1-2 lần trên năm, với lượng 0.5- 1 lít
+ Thông thường dịch trùn quế dùng để bón lót cho cây trồng và chỉ nên tưới phân vào buổi sáng hạn chế tưới vào trưa nắng, hoặc tối, phun bón vào giai đoạn cây bắt đầu lớn đến khi ra hoa.
Hữu Lai – TTS
Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn