Hotline :  0945.777.900

All Categories

All Categories

  • Phân trùn quế
    • Cao cấp
    • Thông dụng
  • Trùn quế
    • Trùn câu
    • Trùn thịt tươi
    • Trùn đông lạnh
  • Trùn quế giống sinh khối
  • Vật tư - Tư vấn nuôi trùn
  • Đất sạch

Search

Menu
  • TRANG CHỦ
  • Sản phẩm
    • Bảng giá tham khảo
    • Phân trùn quế
      • Cao cấp
      • Thông dụng
    • Trùn quế
      • Trùn câu
      • Trùn thịt tươi
      • Trùn đông lạnh
    • Trùn quế giống sinh khối
    • Vật tư – Tư vấn nuôi trùn
    • Đất sạch
  • Trùn Quế
    • Tin nông nghiệp
    • Nuôi trùn quế theo truyền thống
    • Nuôi trùn theo công nghệ mới Israel
    • Mô hình canh tác hiệu quả
    • Nông nghiệp hữu cơ
  • Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành
    • Trùn Quế An Giang
    • Trùn Quế Bạc Liêu
    • Trùn Quế Tiền Giang
  • ĐẠI LÝ
    • Tìm đại lý
    • Chính sách đại lý
    • Danh sách đại lý
  • Liên hệ
    • Về TRATRASA
    • Liên hệ
 tratrasa
tratrasa Menu   ≡ ╳
  • TRANG CHỦ
  • Sản phẩm
    • Bảng giá tham khảo
    • Phân trùn quế
      • Cao cấp
      • Thông dụng
    • Trùn quế
      • Trùn câu
      • Trùn thịt tươi
      • Trùn đông lạnh
    • Trùn quế giống sinh khối
    • Vật tư – Tư vấn nuôi trùn
    • Đất sạch
  • Trùn Quế
    • Tin nông nghiệp
    • Nuôi trùn quế theo truyền thống
    • Nuôi trùn theo công nghệ mới Israel
    • Mô hình canh tác hiệu quả
    • Nông nghiệp hữu cơ
  • Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành
    • Trùn Quế An Giang
    • Trùn Quế Bạc Liêu
    • Trùn Quế Tiền Giang
  • ĐẠI LÝ
    • Tìm đại lý
    • Chính sách đại lý
    • Danh sách đại lý
  • Liên hệ
    • Về TRATRASA
    • Liên hệ
Home/Mô hình canh tác hiệu quả

Category: Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Nuôi trùn quế bằng cám

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 20 March, 2021

Thức ăn cho trùn quế rất đa dạng từ các loại rau củ quả, xác bã thực vật, rác thải nông nghiệp đến bìa carton, xác bã mía, giấy vụn, vải mục, những loại có nguồn gốc làm từ thực vật. Tuy nhiên một điều rất quan trọng mà người nuôi trùn quế vì mục đích thương mại nên biết đến để nuôi trùn thành công hiệu quả cao. Trùn quế có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn nhưng chất lượng phân trùn được tạo ra lại phụ thuộc hoàn toàn vào lượng thức ăn mà người nuôi dùng để cho trùn ăn. Để thành phần dinh dưỡng có trong phân trùn được tạo ra giàu dinh dưỡng, nhiều khoáng chất cần thiết để sử dụng bón cho cây trồng và vật nuôi ăn thì phải quan tâm đến thức ăn ban đầu cho trùn ăn là những loại nào, có giàu đạm, dướng chất thiết yêu hay không, vì trùn quế được xem như một bộ máy dùng để phân giải các chất dinh dưỡng trên thành một dạng dinh dưỡng dễ dàng cho cây trồng hấp thu và mốt số axit amin được bổ sung thêm từ trong nước bọt của trùn quế giúp phân trùn thải ra dồi dào dưỡng chất. Vì thế nên thức ăn cho trùn rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng và thành phần dinh dưỡng có trong phân trùn thải ra có thât sự tốt hay không, và hàm lượng đạm có cao hay không. Vậy nên cho trùn quế ăn thì trong thức ăn của trùn quế điều đầu tiên không thể thiếu đó là phân gia súc, gia cầm chứa hàm lượng đạm cao. Thế cho nên trong thức ăn của trùn quế để tăng hiệu quả sản xuất phân trùn  người nuôi thường sẽ bổ sung thêm cám gạo vào cho trùn ăn để tăng giá trị dinh dưỡng có trong phân trùn, tận dụng từ lượng thức ăn cho bò còn thừa lại đem cho trùn ăn, hoặc có thể trực tiếp cho trùn ăn bổ sung chiếm 10% trong khấu phần ăn chính của trùn quế rất tốt cho trùn quế phát triển nhanh.

  • Vậy trong cám gạo thành phần dinh dưỡng có những gì mà lại đem lại nhiều lợi ích như  vậy?

+ Cám gạo được chiết tách từ quá trình xay xát lúa gạo, sau khi tách lớp vỏ trấu ra khỏi hạt gạo thì ta được gạo lứt có màu nâu, tiếp tục tách phần màu nâu đó để hạt gạo sáng bóng, dễ ăn hơn thì phần màu nâu đó chính là cám hay còn gọi là cám gạo, trong cám này rất giàu pentosan, đặc biệt là arabinoxylan. cám gạo chứa hàm lượng dầu cao và có giá trị dinh dưỡng đáng kể khi bổ sung vào khẩu phần cho vật nuôi; nhưng phần dầu trong cám gạo rất dễ bị oxy hóa ,là nguyên nhân làm cho vật nuôi kém ăn hoặc bỏ ăn , đặc biệt là ở vật nuôi còn nhỏ vì vậy khi cho trùn ăn cám chỉ nên bổ sung kèm thức ăn chính với tỉ lệ nhất định 10% trong khẩu phần, khi cho trùn ăn, bò ăn cám gạo nên được dùng hết hoàn toàn sau vài ngày cám gạo sản xuất ra nếu chưa được qua hệ thống bảo quản chất chống oxy hóa. Cám gạo là một nguyên liệu có giá trị vì nó chứa khoảng 14% protein thô, 7 – 10% xơ thô và có đến 17% dầu, một loại ngũ cốc giàu phytate vì thế nên cám gạo chính là thức ăn bổ sung cho trùn quế nhằm mục đích bổ sung thêm vi khoáng chất cần thiết ngoài đạm cho phân trùn. Ngoài những thành phần dinh dưỡng nói trên, cám gạo còn chứa một lượng vitamin E, vitamin B6, vitamin B1, Canxi… vì vậy mà cám gạo còn được dùng trong các sản phẩm làm đẹp của các chị em phụ nữ.

  • Cách cho trùn quế ăn cám gạo

+ Sử dụng gáo dừa, dụng cụ múc phân để cho trùn ăn theo cách rải thành từng dệt không được rãi hết lớp mặt của luông nuôi sẽ làm môi trường nuôi trùn không thông thoáng dễ làm ngạt trùn và chết ảnh hưởng đến năng suất thu hoach.

+ Tương tự với các loại thức ăn khác cám gạo cũng được cho trùn ăn ở dạng bột loãng hòa với nước cho trùn dễ ăn, hoặc có thể trộn với bã sắn thành dạng nhão múc cho trùn ăn giúp trùn lớn nhanh rút ngắn thời gian thu hoạch. Sau khi cho trùn ăn xong có thể rải thêm một lớp bìa carton hoặc lưới thoáng giúp luống trùn luôn giữ được ẩm độ thích hợp. Bà con không nên quên là sau khi cho trùn ăn xong phải dùng bạt hay vải che đậy mặt trên của luống trùn lại, làm tăng độ tối mặt luống nuôi thì trùn mới bò lên ăn thức ăn. Do đặc tính của trùn quế là sợ ánh sáng.

+ Có thể trộn chung cám gạo với phân bò, phân trâu hoặc cho ăn xen kẽ ngày với phân trâu ,bò, thường xuyên kiểm tra xem thức ăn còn không để bổ sung kịp thời cho trùn ăn, tránh không để trùn đói vì chúng sẽ bò đi, nếu phần mặt trên cùng của luống đã xốp thì trùn đã ăn hết thức ăn có thể bổ sung thêm cho trùn ngay sau đó.

  • Cho trùn quế ăn cám gạo kích thích trùn quế ăn nhiều tăng nhanh mật độ trùn trong luống nuôi, sinh sản nhanh, cám gạo thường được bổ sung vào giai đoạn sau khi thu hoạch trùn trưởng thanh chỉ còn trùn con, trứng và kén trùn thúc đẩy sinh khối nhân nhanh số lượng. Tuy nhiên cũng đừng nên quá lạm dụng thức ăn bổ sung này mà không cho trùn ăn chất độn và thức ăn chính từ nguồn phân gia súc…
  • Điều thuận tiện của việc cho trùn quế ăn cám gạo là khi mua về có thể cho ăn ngay mà không cần qua giai đoạn ủ 
  • Trùn quế ăn cám gạo có thể dùng con trùn để làm thuốc cho người được, nếu vì mục đich thương mại thì việc bổ sung cám gạo cho trùn là hoàn toàn thích hợp, tăng hiệu quả kinh tế mà còn là sản phẩm sạch nuôi trùn sạch.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Thời điểm thu hoạch trùn quế và phương pháp bảo quản trùn sau thu hoạch

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 4 March, 2021
  • Khi nuôi trùn quế có rất nhiều thắc mắc mà người nuôi luôn muốn tìm hiểu rõ đó là khi nuôi trùn bao lâu thì thu hoạch được, vậy để làm sao nhận biết được trùn quế đã đủ tuổi thu hoạch, mật độ đủ nhiều và sau khi thu hoạch trùn đó được bảo quản ra làm sao.
  • Trùn quế là một loài sinh vật đất mắn đẻ, dễ nuôi, dễ chăm sóc, tuy nhiên bà con cũng nên tìm hiểu kĩ một số kĩ thuật trong quá trình nuôi trùn sẽ giúp cho việc nuôi trùn thành công, đem lại lợi nhuận cao cho bà con. Trùn quế cũng như các loài vật khác khi nuôi một thời gian cần phải thu hoạch trùn để làm giảm bớt mật độ có trong sinh khối nuôi, chỗ ở sẽ bị chật hẹp nếu bà con để mật sộ trùn quá nhiều trên một mét vuông sinh khối trùn nuôi trong luống. Vậy nên bà con cần lưu ý khi trùn đến độ tuổi thu hoạch thì phải thu hoạch chúng ra khỏi luống nuôi, nếu đem đi thương mại thì bảo quản để thương mại trùn, còn tiếp tục làm giống và nhân luông mới thì thu hoạch toàn bộ sinh khối trùn đem ra luống mới nhân số luongj lên tiếp tục.
  • Đối với các loài vật nuôi khác thì việc thu hoạch và đến ngày có thể bán đi được để thu lợi nhuận dược hay không bà con có thể xác định bằng mắt thường nhìn và nhận định được điều đó, tuy nhiên đối với trùn quế thì hoàn toàn khác do trùn nằm trong luống, chứa sinh khối trùn bao gồm cả trùn trưởng thành, kén, trứng trùn và cả thức ăn cho trùn ăn cho nên để nnhaanj biết luống trùn đẫ đến lúc thu hoạch hay chưa sẽ trở nên khó khăn cho bà con chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi trùn, do không có hệ thống dò tìm đo đạc số lượng trùn hiện có bên trong luống nuôi. Bên cạnh đó việc nuôi trùn quế thì cách thức chăm sóc và kĩ thuật nuôi cao thấp khác nhau của người nuôi ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch dài ngắn khác nhau vậy nên nếu tính từ thời điểm thả giống và số ngày cho ăn bao lâu để thu hoạch thì không thể chính xác được.
  • Vậy nên việc thu hoạch trùn quế ở những mô hình vừa và nhỏ thì người nuôi thường dùng tay để hốt một nắm trùn ở các điểm khác nhau trên mặt luống sau khi trùn đã thải phân hoàn toàn và không còn thức ăn mới bên trên nữa để kiểm tra mật độ rồi xác định bằng mắt và dùng kinh nghiệm mà phán đoán mật độ thật bên trong ô nuôi đó. Cách thứ hai người nuôi có thể xác định mật độ trùn thông qua lượng phân trùn thải ra hàng ngày, so sánh ngày trước và ngày sau khi cho trùn ăn bằng cách xem độ cao của lớp phân trùn tơi xốp bên trên mặt luống sau khi ăn hết thức ăn đã cho ăn cao thấp khác nhau, nếu lớp phân đó nhiều và cao hơn so với ban đầu thì chứng tỏ mật độ trùn bên trong luống đã tăng lên nhanh hay chậm là một phần kinh nghiệm nuôi của bà con có thể xác định được điều này mà cho quyết định là có nên thu hoạch được hay chưa. Cách thứ ba là bà con có thể dùng một que bằng tre hoặc thanh dụng cụ không gây hại đến trùn quế để xới đúng một điểm mà bà con nghi ngờ là mật độ cao nhất để kiểm tra mật độ trùn, với thao tác này cần làm nhanh và kiểm tra bằng mắt thật lẹ, vì nếu chậm thì trùn sẽ tranh thủ trốn xuống phía dưới khi có tác động từ bên ngoài vào. Nhưng những việc này chỉ thích hợp thực hiện đối với những hình thức nuôi trùn ở diện tích vừa và nhỏ.
  • Còn đối với những trang trại trùn quế lớn, quy mô rộng hơn, nuôi để bán thương mại thì bà còn cần phải xác định thêm những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch trùn dài hay ngắn là 

+ Yếu tố về giống trùn quế thả vào ban đầu: cho dù trong chăn nuôi hay trong trồng trọt thì yếu tố giống tốt lúc nào cũng yếu tố hàng đầu quyết định sự thành hay bại việc nuôi trùn. Giống khỏe mới đủ sức bắt cặp tốt, sinh sản nhanh, nhân mật độ nhanh, thời gian thu hoạch từ đó cũng sẽ được rút ngắn, lợi nhuận tăng lên, giảm chi phí cho ăn, đỡ công chăm sóc.

+ Yếu tố chăm sóc và cho ăn những loại thức ăn làm nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển của trùn quế: trong lúc chăm sóc và cho trùn ăn thì bà con có bổ sung thêm những loại thức ăn kích thích sức ăn của trùn tăng cao hay không như: cám gạo, cám ngô, bột sắn… cho ăn thường xuyên không để trùn đói, thức ăn chính của trùn được cho ăn từ phân trâu, bò tươi qua ủ 2-3 ngày thì càng tốt.

  • Cũng vì đây là một ngành nghề khá còn mới mẻ đang phát triển rầm rộ ở giai đoạn đầu nở rộ, thế nên công cụ máy móc cho ngành nghề nuôi trùn quế này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều và áp dụng rộng rãi những thiết bị máy móc hiện đại vào quá trình nuôi trùn. Mong là sau này sẽ có nhiều hơn những nghiên cứu vượt bậc của các chuyên gia, những nhà, trang trại nuôi trùn có nhiều kinh nghiệm sáng chế ra nhiều dụng cụ máy móc phục vụ nghề nuôi trùn này nhiều hơn, và chúng có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
  • Bảo quản trùn quế sau thu hoạch: trùn quế sau khi thu hoạch tùy vào mục đích sử dụng tiếp theo mà có thể bảo quản đúng cách và thích hợp, nếu bà con dùng để bán thì cho trùn tươi thu hoạch được để vào các túi zip hút hết chân không để bảo quản lạnh, hoặc là trộn trùn quế tươi cùng bột cám, bột ngô để phơi, sấy, nghiền thành bột bảo quản lâu dài, còn mục đích dùng để nhân luống nuôi tiếp theo thì có thể bỏ trùn vào luống, ô mới ngay sau đó mà không qua bảo quản gì cả. Ngoài ra nếu trùn quế nuôi vì phục vụ cho khu vườn tại nhà thì có thể đem cho cá ăn, làm phân bón, dùng làm thức ăn cho gia cầm… ngay sau đó mà không cần qua nhiều khâu bảo quản nào nữa tùy thuộc vào số trùn thu hoạch được nhiều hay ít, có trúng mùa hay không thì mới xác định được cách bảo quản phù hợp.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Hướng dẫn cách sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế trên từng loại cây trồng và vật nuôi

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 2 March, 2021

Ngày nay xu hướng phát triển nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, vậy nên việc lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp sạch đang rất được người tiêu dùng quan tâm. Phân trùn quế, dịch trùn quế là những sản phẩm nông nghiệp sạch mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, rất cần được mở rộng và duy trì sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh này phục vụ cho nền nông nghiệp sạch nước nhà. 

Nói về phân trùn quế cũng như dịch trùn quế thì mọi người cũng đã biết ít nhiều về công dụng của loại phân hữu cơ vi sinh này về thành phần dinh dưỡng, những công dụng của nó đối với cây trồng cũng như tính ưu việt của nó mà hiện nay có rất nhiều nông dân đã quan tâm và sử dụng rất nhiều nhằm tăng hiệu quả sản xuất, thu lại lợi nhuận cao góp phần ổn định kinh tế.

Sơ lược về thành phần dinh dưỡng có trong phân trùn quế, dịch trùn quế.

  1. Phân trùn quế

Trong phân trùn quế rất dồi dào đạm, còn có lân, kali,và những các vi khoáng chất thiết yếu cho cây trồng, ngoài ra còn có một số lượng lớn hệ vi sinh vật rất có lợi, chúng có khả năng phân giải các chất dinh dưỡng khó tan trong đất thành dạng dễ hòa tan để cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng đó, tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, thành phân trung vi lượng có trong phân trùn quế như: Canxi,Bo, Mangan, Cu, Fe.. đều ở dạng dễ hòa tan, dễ hấp thu đối với cây trồng.

  • Dịch trùn quế

Dịch trùn quế chứa hàm lượng protein (đạm) cao, có hơn 20 loại axits amin thiest yếu cho cây trồng được sản sinh trong quá trình thủy phân trùn quế tươi, trong đó Protein chiếm 68 –70%; Lipid: 7 – 8%; Chất đường: 12 –14 %, hệ vi sinh vật phát triển mạnh mẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu quá kém của vật nuôi, giảm thiểu bệnh hại trên cây trồng

Những công dụng của phân trùn quế, dịch trùn quế đối với cây trồng

  1. Phân trùn quế
  2. Giàu dinh dưỡng, nhiều khoáng chất cần thiết nên thúc đấy quá trình sinh trưởng phát triển của cây mạnh mẽ.
  3. Kích thích hạt giống nảy mầm khỏe, kích thích cây trông tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển, giảm thiểu bệnh hại, hạn chế rủi ro, tăng thêm thu nhập cho nông dân, có cuộc sống ổn định
  4. Cải tạo đất, giữ ẩm tốt,  thông thoáng, tăng độ phì nhiêu trong đất, phá hủy lớp chai cứng, sạn trong đất giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt tăng năng suất cây trồng
  5. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất rau an toàn, thực phẩm sạch, tăng giá thành bán ra
  6. Điều hòa sinh trưởng bằng hoạt chất thiên nhiên không gây hại cho cây trồng và con người, bảo vệ môi trường
  7. Luôn là sản phẩm đứng đầu trong thời đại nông nghiệp bền vững, an toàn thực phẩm
  8. Dịch trùn quế
  9. Đối với cây trồng thì công dụng như phân bón lá, thời gian cách li ngắn, hiệu quả còn cao hơn phân bón lá thông thường, không gây hại cho cây trông, không gây cháy lá, tăng chất lượng nông sản ngon hơn
  10. Hạn chế sâu bệnh hại trên cây trồng, giảm chi phí sản suất, tăng năng suất
  11. Đối với vật nuôi bổ sung hàm lượng đạm cao cấp cho vật giảm bệnh hại, tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn, hạn chế rủi ro bệnh hại đối với vật nuôi còn nhỏ.
  12. Kích thích ăn mạnh, hệ vi sinh vật có trong dịch trùn quế giúp vật nuôi không bị bệnh về đường tiêu hóa

Cách sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế đối với từng nhóm cây trồng

  1. Cây ăn quả

+Bón lót: bón phân trùn quế vào hố trồng trước khi trông cây xuống 3-7 ngày trước khi trồng khối lượng khoảng 10-15 kg trên một hố trồng

+Bón thúc: trong quá trình trồng cây ăn quả nên bón thúc ở các giai đoạn trước khi ra hoa và sau khi thu hoạch, số lần bón 2-4 lần tùy vào kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế mà áp dụng, nhưng ít nhất cũng bón 2 lần trên vụ thu hoạch, khối lượng bón 10-15 kg trên một gốc trồng, cách bón dựa trên tán cây mà bón, cách xa gốc không bón gần vì rễ không hấp thu được dinh dưỡng tùy vào tán cây mà cách xa khoảng 0.5-1 mét, đào sâu 5-10 cm, rộng 10-20 cm để bỏ phân xuống sau đó lấp đất và tưới nước ngay.

  • Cây rau màu, hoa

+Bón lót: bón rải đều trên mặt đất trồng trước khi lên luống với khối lượng 8-10 tấn trên ha, do tầng dinh dưỡng của rau màu không sử dụng quá sâu nên chỉ cần rải trên mạt luống là cây trồng có thể sử dụng được.

+Bón thúc: Bón phân trùn quế định kì tầm khoảng 30-40 ngày có thể bón một lần với khối lượng 2-3 tấn trên ha, còn những loại rau màu ngắn ngày thì chỉ cần bón lót là được.

  • Cây kiểng các loại

      +Bón lót: đối với các loại cây kiểng, hoa cảnh mới bắt đầu trồng hoặc chẩn bị thay chậu mới cho cây kiểng thì có thể trộn phân trùn quế với tỉ lệ 3:7 trong đó trùn quế 3, 7 là sơ dừa, tro trấu… các vật liệu dinh dưỡng khác dùng để trồng kiểng, tùy theo loại cây cảnh mà lượng bón cho phù hợp.

      +Bón thúc:  bón định kì để chăm sóc cây kiểng 1-2 tháng bón 1 lần, cách bón dùng dụng cụ xới đất mặt lên sau đso bỏ một lượng phân trùn vừa đủ vào khoảng 2-3 cm sau đó lấp đất lại tưới nước cho cây.

  • Cách sử dụng dịch trùn quế trên cây trồng, vật nuôi

+Đối với cây cảnh: bón thẳng vào đất tỉ lệ 3:5(3 phần dịch trùn, 5 phần đất trồng) hoặc phun xịt trên lá hoặc gốc cây có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh.

+Đối với rau màu thì dùng dịch trùn quế với tỉ lệ 1:1 bòn đợt đầu cho cây là đủ

+ Đới với cây ăn quả thì bón 1-2 lần trên năm, với lượng 0.5- 1 lít

+ Thông thường dịch trùn quế dùng để bón lót cho cây trồng và chỉ nên tưới phân vào buổi sáng hạn chế tưới vào trưa nắng, hoặc tối, phun bón vào giai đoạn cây bắt đầu lớn đến khi ra hoa.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Vòng đời của Trùn Quế

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 24 February, 2021

Muốn nuôi Trùn quế đạt hiệu quả cao thì bà con cần hiểu rõ vòng đời của con Trùn quế như thế nào?

Những đặc tính sinh sản cũng như tập quán sinh sinh của chúng để tránh các vấn đề thiệt hại không nên có khi nuôi Trùn Quế. Vì vậy việc tìm hiểu rõ về vòng đời của Trùn Quế là hết sức cần thiết cho việc nuôi Trùn Quế.

1/ Trùn Quế là loài sinh vật như thế nào?

Trùn quế hay giun quế có tên khoa học là Perionyx excavatus, chi Pheretima, họ Megascocidae. Chúng thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường nhiều chất hữu cơ đang phân hủy, trong tự nhiên chúng ít tồn tại với quần thể lớn và không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn khác sống trong đất.

2/ Đặc điểm sinh học của Trùn Quế

Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Đây là loài trùn mắn đẻ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ dàng bắt bằng tay, vì vậy rất dễ thu hoạch. Chúng được sử dụng rộng rãi trong việc chuyển hóa các chất thải ở Philippines, Australia và một số nước khác.

Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, dài khoảng 10 – 15cm, thân hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín tuỳ theo độ tuổi, màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể trùn quế có hình thon dài, nối với nhau bằng nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Trùn quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu O2 và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có thể sống trong nước nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng.

Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp ở mỗi đốt. Các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải dưới dạng Amoniac và Urê. Trùn quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng. Thức ăn sau khi đi qua hệ thống tiêu hoá với nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, chúng thải phân ra ngoài và những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hoá này cũng theo phân ra khỏi cơ thể trùn quế nhưng vẫn còn hoạt động ở màng dinh dưỡng trong một thời gian dài. 

Trùn quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế từ 20 – 27oC, độ ẩm thích hợp nhất là 60 – 70%. Trùn quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có pH ổn định (khoảng 7 – 7,5). trùn quế có khả năng chịu được phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi.

3/Quá trình sinh sản của Trùn Quế

Trùn quế sinh sản rất nhanh trong môi trường khí hậu nhiệt đới. Từ một cặp giun ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1000 – 1500 cá thể mới trong một năm.

Trùn quế là động vật lưỡng tính, có đai sinh dục và lỗ sinh dục nằm ở phía đầu cơ thể, chúng có thể giao phối chéo cho nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén sau khi hình thành sẽ di chuyển về phía đầu và rơi xuống đất để nở thành giun con.

4/Vòng đời của Trùn Quế

Vòng đời của Trùn Quế rất ngắn, dao động khoảng 35-50 ngày. Vì vậy khi nuôi Trùn Quế cần chú ý đến đặc điểm này để không phải thu hoạch quá muộn làm ảnh hưởng đến năng suất nuôi trùn quế, và còn ảnh hưởng đến sự sống của các con Trùn còn sống, đang trong quá trình phát triển.

Qua các thí nghiệm kiểm chứng, các nhà khoa học đã nhận định rằng: Trùn quế là loài trùn thích hợp nhất để xử lý phân bón nông nghiệp. Trùn quế (Perionyx excavatus) có tỉ lệ phát triển cao nhất, thời gian xuất hiện đại sinh sản sớm nhất, trọng lượng cao nhất. Thời gian phát triển kén ngắn nhất, tỷ lệ phát triển kén cao nhất, tỷ trọng kén cao thứ hai và thời gian kén nở sớm nhất (2-3 tuần) so với các loài Trùn khác.

-Thời gian thích hợp để trùn có thể giao phối là khi sương đêm xuống thì chúng mới bò lên mặt để đi tìm nhau. Chúng bắt đầu bắt cặp và giao phối( do trùn là loài sinh vật lưỡng tính nên mỗi con trùn đều có 2 bộ phận sinh dục đực và cái vì thế khi giao phối cả hai con trùn đều làm nhiệm vụ như nhau là nuôi Trứng Trùn). Chúng trườn lên nhau theo hướng ngược chiều, con này gối lên con kia, bụng sát bụng. Lúc này cả hai con đều tiết ra dịch nhầy để chuẩn bị cho quá trình giao phối diễn ra dễ dàng hơn. Mỗi con đều có tinh dịch và tiết ra tinh dịch sau đó chúng đẩy vào túi nhận tinh của con kia. Sau khi hoàn thành xong chúng tách nhau ra và bắt đầu cho quá trình nuôi trứng đã được thụ tinh. Tuy nhiên tinh trùng sẽ được nằm trong túi thụ tinh mà không được thụ tinh ngay do ở Trùn trứng lại chín muộn hơn vài ngày so với sự thành thục của tinh trùng. Dịch nhầy tiết ra tạo thành một vòng. Khi vòng nhầy bong ra, nó sẽ tuột lên phía trước. Lúc đi qua lỗ cái nó sẽ nhận được một ít trứng chín và lúc đi qua túi nhận tinh nó sẽ nhận được tinh trùng đã được nhận từ con khác ở trước đó. Tiếp theo, đó sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng sẽ xảy ra ngay trên vòng nhầy, vòng nhầy tuột tiếp về phía trước và rơi ra ngoài. Lúc này nó tự thắt hai đầu lại để thành kén và chuẩn bị nở thành trùn con sau khi đã đủ thời gian phát triển trong kén trùn.

Trùn trưởng thành (0,12g/con) → Trùn quế bắt đầu giao phối → Trùn làm kén trứng (nở sau 2 – 3 tuần). Mỗi kén có thể nở từ 1 – 20 trùn con → Trùn con (<0,05g/con, dài 2 – 3mm). Sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng dài 1 – 2cm.

5/Trùn Quế  mang lại những lợi ích gì?

Thành phần hóa học trong cơ thể trùn quế: nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô chiếm khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính trên trọng lượng chất khô) như sau:

Protein: 68 –70%

Lipid: 7 – 8%,

Chất đường: 12 –14%

Tro 11 – 12%.

Do có hàm lượng Protein cao nên Trùn Quế được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho nhiều loại gia súc, gia cầm, thủy hải sản… Ngoài ra, Trùn Quế còn được dùng trong y học và công nghệ chế biến thức ăn gia súc. Phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, không gây ra tình trạng “sốc” phân, yêu cầu trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm giá thể vườn ươm và là nguồn phân thích hợp để sản xuất rau sạch.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Cách Nuôi Trùn Quế

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 19 February, 2021

Trùn Quế là loài sinh vật đất lưỡng tính, sinh sản bằng cách thụ tinh chéo, sinh sản nhanh nên rất dễ dàng nhân giống.

  1. Xây dựng trại nuôi trùn quế

1.1 Vị trí nuôi

Bà con nên chọn những nơi đất thoáng mát không bị ngập úng, thoát nước thoát nhiệt tốt. Tốt nhất là nên chọn nuôi dưới tán cây công nghiệp, cây ăn quả (cây cao su, xoài, mít..) lâu năm để giữ được ẩm độ thích hợp khi thời tiết nắng nóng

Có đủ nguồn nước tưới, pH trung tính, vã sạch không bị ô nhiễm

1.2 Diện tích thiết kế chuồng thực tế

– Tùy thuộc vào diện tích sẵn có mà có thể thiết lập chuồng nuôi cho phù hợp dựa trên vốn đầu tư ban đầu, vật nuôi, và mục đích sử dụng.

– Nguyên vật liệu xây dựng: gạch, thép, xi măng, mái tôn, lưới tre, tre, lá…

– Dưới đây là hình ảnh chuồng trại đã được thiết lập và sử dụng

+ Chiều cao thành chuồng 40cm từ mặt đất lên chỉ cần thiết kế sao cho dễ thao tác là được

+ Chiều dài thì tận dụng toàn bộ chiều dài của liếp vườn hoặc khu vườn

+Chiều cao mái che >= 1, 8 m, nếu quá cao thì bên cánh phải có tấm vách che tối bằng lưới lan cho thoáng khí

+ Bên dưới trải lớp bạc dày khoảng 2-3 cm. Còn nếu dùng gạch block (gạch xi măng) thì xây thành chuồng sử dụng 2 viên lên là được, mái che có thể làm từ mái tôn, mái lá… hoặc kết hợp với các vườn cây ăn trái có tán rộng. Nếu xây ở khu đất trống thì càng cao càng tốt nên sử dụng mái lá và có lưới lan che xung quanh.

  • Chuẩn bị giống nuôi

-Nên chọn 80% giống thuần và 20% trùn sinh khối

-Giống thuần: là giống trùn quế có nguồn gốc rõ ràng, tìm mua ở nơi uy tín và không   bị trộn lẫn với các giống trùn khác. Lý do phải kết hợp 80% giống thuần và 20% trùn sinh khối do trong quá trình làm sạch giống thì chúng ta đã làm chúng bị tổn thương. Vì vậy cần bảo quản giống thật tốt trước khi nuôi trùn và nhân giống.

-Trùn sinh khối: là trùn trộn lẫn giữa con trùn, kén trùn và thức ăn cho trùn. Nên chọn nơi mua chuyên bán trùn giống khỏe và có nhiều năm kinh nghiệm.

3. Quy trình nuôi và chăm sóc trùn quế

3.1 Chuẩn bị dụng cụ nuôi trùn

-Dụng cụ dùng để xới, thu hoạch và chăm sóc trùn, cả quá trình nuôi cần sử dụng: cào 6 răng, tay… tránh làm tổn thương trùn.

-Tấm che phủ để tránh nắng chiếu vào: chiếu cói, đệm, bao…

-Dụng cụ tưới nước: thùng vòi sen, rổ, rá…

-Dụng cụ múc nước: gáo dừa, mũ bảo hiểm cũ, gáo nhựa có cán 1-1,5m

3.2 Chuẩn bị chất nền

– Tốt nhất nên sử dụng phân bò tươi để có nhiều dưỡng chất hơn, phân bò sạch, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng

-Phương pháp ủ chất nền:

+ Ủ nóng : 

Để chế biến chất nền cần có phân động vật như trâu, bò, lợn… và chất độn chuồng như cỏ, rơm rạ, bèo, dây khoai lang…hoặc lá cây khô (trừ lá xoan, lá lim, lá sắn có chứa độc tố cao). Trùn quế rất sợ nước tiểu gia súc vì vậy nếu trong phân có lẫn nước tiểu của gia súc thì phải phun rửa để loại bỏ nước tiểu.

Chọn mặt nền cứng rải 1 lớp phân dày 10 – 15cm, tiếp theo rải 1 lớp chất độn dày 10cm có trộn vôi bột. Tiếp tục dải phân và chất độn theo thứ tự trên cho đến khi đống chất độn cao 1 – 1,5m. Ở giữa đống ủ cắm 1 đoạn tre để thông khí.

Khi đánh đống xong (tỷ lệ 7 phần phân trâu bò ủ với 3 phần chất độn chặt ngắn), phủ lên đống phân 1 lớp che mưa che nắng bằng vật liệu sẵn có như  bao, bạc…

Cứ 5 đến 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền 1 lần để đảm bảo cho chất nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 3 – 4 tuần ủ chất nền có thể mang ra sử dụng

+ Ủ nguội:

Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng nhưng không dùng vôi bột. Sau khi đánh đống xong phủ 1 lớp rơm rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Lấy bùn trát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem ra sử dụng.

+Ủ hỗn hợp

Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ đống ủ phân tăng lên cao 70 độ C. Tưới nước cho ẩm rồi lấy bùn trát kín. Sau 2 tháng thì có thể đem sử dụng.

3.3 Cách thả trùn giống

-Sau khi đã chuẩn bị chất nền tốt và sẵn sàng thả giống

-Tiếp đến là cho phân vào (nên chọn phân tươi đủ ẩm đã qua ủ 2-3 ngày và đảm bảo làm sạch axit uric có trong nước tiểu Trâu Bò). Ta đổ phân lên chất nên thành lớp dày 20cm, sau cho đều không bị vón cục và rải đều thành luống rộng 1m. Sau đó thả trùn xen kẽ với phân. Trùn sẽ bò qua ăn và nhân giống liên tục giúp tăng sinh khối nhanh. Sau đó dùng tấm bạt, bao phủ đậy lên trên (nếu diện tích chuồng nuôi lớn thì dùng mái che phủ tránh ánh sáng trực tiếp làm ảnh hưởng đến trùn).

3.4 chăm sóc trùn và thu hoạch

-Sau khi thả trùn phải thường xuyên kiểm tra thức ăn và bổ sung liên tục không để trùn đói. Tưới nước khi trời nắng nóng thì tưới ngày 2-3 lần, mùa mưa thì chỉ cần 1-2 lần/ngày giữ ẩm độ thích hợp cho luống nuôi. Cách để kiểm tra ẩm độ thích hợp là lấy một nắm thức ăn hay chất nền bóp nhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa. Nếu nước nhỏ giọt hay chảy thành dòng là quá ẩm. Cứ 1-2 ngày sau khi thả trùn nên cho trùn ăn với lượng thức ăn cần cung cấp khoảng  3cm trên mặt luống, và cứ thế cho ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ nữa. Chỉ nên cho trùn ăn khi thức ăn cũ hết không nên cho ăn dồn dập quá nhiều điều này khiến trùn không ngoi lên mặt luống ăn làm giảm khả năng sinh sản bắt cặp của trùn ảnh hưởng đến năng suất nuôi/

-Thức ăn cho trùn ăn là phân tươi từ phân gia súc, gia cầm, rác thải hữu cơ, rác thải nông nghiệp đã qua xử lý ủ hoai mục. Đặc biệt nguồn thức ăn chính vẫn là phân Trâu, Bò. Thức ăn được ủ xong thì trộn lẫn và được ngâm vào bể có nước sạch tưới trong 1-2 ngày thành dạng lỏng sền sệt rồi múc cho trùn ăn là tốt nhất. Khi cho ăn thì mở tấm phủ trên bề mặt luống ra và múc lượng thức ăn vừa đủ như trên. Thức ăn được rải trên bề mặt luống thành từng vệt dài, mỏng cách đều nhau không phủ toàn bề mặt luống để thoáng khí cho trùn. Sau khi cho trùn ăn xong đậy tấm phủ lại và tưới ẩm. Cứ như vậy mà thường xuyên kiểm tra và cho ăn cho đến khi trùn tăng sinh khối nhanh.

-Thu hoạch: Khi nhìn thấy khối lượng trùn quế cao, mật độ tăng nhanh nhiều trùn trưởng thành thì tiến hành thu hoạch trùn bằng cách: dùng dụng cụ hốt phân trùn và thức ăn phía trên mặt luống, nơi có nhiều thức ăn thì trùn tập trung ở đó. Sau đó trải tấm bạc ở giữa sân và cho phần phân và trùn đó vào tấm bạc dưới trời nắng nhẹ tiếp đến gạt bỏ phân trùn ở mặt trên ra lần lượt thì ta sẽ thu được trùn, vì trùn sợ nắng nên sẽ bò toàn bộ xuống dưới.

-Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào mật độ thả trùn và cách chăm sóc trùn có đạt hiệu quả giúp tăng sinh khối nhanh hay chậm. Nhưng thường thì cứ 2-3 tháng nuôi thì ta có thể thu hoạch được rồi.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành Uncategorized

Phân biệt phân trùn quế, dịch trùn quế nguyên chất 100%

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 4 February, 2021

Cũng chính vì những đặc tính rất tốt của phân trùn quế mà có rất nhiều công ty ra đời mở rộng sản xuất phân trùn quế như Công Ty cổ phần trang trại sạch, Công Ty phân bón Hữu cơ Hồng Minh, Trùn quế An Phú, Trùn quế Củ Chi, Phân trùn quế Sfarm-Đặng Gia Trang….vì điều này mà phân trùn quế có giá cả cạnh tranh giữa các công ty, trang trại sản xuất về chất lượng, số lượng. Bên cạnh đó vẫn có một số trang trại đã lựa chọn kinh doanh phân trùn trộn lẫn, pha tro trấu, sơ dừa, than bùn… vào đó với giá như phân trùn nguyên chất khiến cho bà con nông dân bị hoang mang khi mua về sử dụng lại có hiệu quả không được như mong muốn, ảnh hưởng về mặt kinh tế của bà con.

Bài viết mang tính chất dựa trên những đặc tính vốn có của phân trùn, dịch trùn quế giúp bà con có thể nhận dạng nhanh chóng phân có pha lẫn hay không để có thể mua về sử dụng đúng mục đích trên từng cây trồng. Tránh bị nhầm lẫn cũng như giá cả hợp lí trên từng sản phẩm.

  • Những điểm nhận dạng phân trùn quế có pha trộn hay không là dựa trên đặc tính màu sắc, độ dinh dưỡng, giá cả phân trùn bán ra trên thị trường lại khác nhau tuy là cùng một ẩm độ cùng là phân trùn nguyên chất theo lời quảng cáo của người bán.
  • Phân trùn quế nguyên chất 100% là phân có màu nâu đất, bột mịn (do trùn ăn những loại thức ăn cực mềm nên lượng phân cho ra vô cùng mịn, mùi tanh rất nhẹ của nhớt trùn, ấu trùn còn trong phân,tơi xốp, giữ ẩm tốt, tan trong nước chỉ có một ít cặn phía đáy, xử lý tốt sẽ có rất ít xơ do thức ăn trùn còn lẫn vào, và không có mùi hôi. Thông thường phân trùn không nguyên chất thường được pha trộn thêm sơ dừa, tro trấu, trộn cả than bùn, bổ sung trung vi lượng từ phân hóa học sẽ gây nóng cây trồng nếu được bón nhiều vào gốc cây,làm ảnh hưởng năng suất cây trồng mà đối với phân trùn quế nguyên chất thì hoàn toàn không gây nóng cây trồng.
  • Còn đối với phân trùn có pha trộn thì nó sẽ có thêm mùi tanh nhiều và hôi, bột cực mịn, màu đen sậm khi trộn phân trùn với than bùn, mùi hôi đó xuất phát từ than bùn, còn như trộn thêm sơ dừa, tro trấu thì phân sẽ giữ ẩm thấp bột không mịn, màu sắc bị biến đổi sang đen sậm hoặc tái ngã màu nâu của sơ dừa. Đúng hơn phân trùn quế đã được pha trộn thì nên gọi là giá thể, phân trùn hỗn hợp,.. không nên để phân trùn nguyên chất 100%, không thật với chất lượng sản phẩm bên trong khiến cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn mà so sánh giá cả với phân trùn quế nguyên chất thật thì hoàn toàn sai lầm. Mong quý bà con nên trang bị kiến thức tốt về phân trùn quế để có thể mua đúng phân trùn dùng đúng mục đích sử dụng với giá cả phù hợp.
  • Vậy nên để nhận biết phân trùn quế nguyên chất thì dựa trên hai phương pháp nhận dạng màu sắc (màu đúng chuẩn nâu đất không có thêm màu nào khác, hay chuyển màu khác), độ tơi xốp (trong quá trình nuôi trùn ,thu hoạch và vận chuyển phân trùn thì phân trùn có thể bị vón cục lại, tuy nhiên khi dùng tay chạm vào là ngay lập tức phân trùn sẽ bung ra rất tơi xốp), dinh dưỡng( hàm lượng dinh dưỡng bên trong trùn quế đa dạng giàu khoáng chất, cải tạo đất cực tốt, ở dạng rất dễ hấp thu cho cây trồng nên khi bón vào gốc cây trồng sẽ có sự thay đổi lớn về sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà không có biểu hiện ảnh hưởng nào cả), giá cả bán ra trên thị trường (tương đối ổn định không quá chênh lệch giá). Cách thứ hai là dùng thùng nước bỏ phân trùn quế vào đó khuấy đều xem phân có hòa tan với nước hay không, nếu tan và còn một ít xơ nhẹ thì đúng là trùn quế nguyên chất. Và đều đặc biệt cần chú ý là phân trùn quế dù có bòn nhiều hay ít vào gốc cấy trồng vẫn rất an toàn cho cây trồng không có biểu hiện nóng cây. Do đặc tính của  phân trùn quế an toàn tuyệt đối cho cây trồng, con người và môi trường. Còn trường hợp sử dụng phân trùn quế mà gây cháy cây thì đó là phân đã qua xử lý pha trộn không phải là phân trùn nguyên chất. Ngoài ra bên trong phân trùn quế còn chứa những hạt vật chất màu trắng nhỏ li ti đó là ấu trùn, trứng và kén trùn có trong phân giúp cho phân trùn khi bón vào đất chúng sẽ sinh sôi, nhân giống nhanh chóng trùn trưởng thành xuất hiện trong đất rất có lợi cho cây trồng và vật nuôi.
  • Việc nuôi trùn quế phải trãi qua nhiều giai đoạn nuôi, tốn rất nhiều công chăm sóc,vốn đầu tư không quá cao nhưng để ra được thành phẩm chất lượng, thu hoạch được lượng phân trùn nguyên chất thì giá cả phân trùn cũng ở mức trung bình là 3-4 triệu trên tấn tùy ẩm độ, giá bán lẻ cũng tầm 5-6 ngàn đồng trên kí. Nên việc bán giá quá rẻ thì phải đặt câu hỏi về lợi nhuận của người bán nằm ở đâu? Mong là bà con nông dân nhận định đúng về chất lượng của phân trùn. 
  • Còn về dịch trùn quế cũng tương tự vậy: nếu được chiết xuất hoàn toàn từ trùn quế tươi thì hàm lượng dinh dưỡng rất cao chứa nhiều đạm, khoáng chất,  nhiều loại axit amin, rất tốt cho cây trồng, phun thẳng lên lá như phân bón lá nhưng không làm cháy lá, vì tính an toàn và lành tính từ thiên nhiên của trùn quế luôn là lưa chọn hàng đầu của bà con nông dân, giá thành hợp lí, là sản phẩm chất lượng đạt hiệu quả cao, an toàn thân thiện với môi trường, cây trồng.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nuôi trùn quế theo truyền thống Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Trùn sinh khối là gì? Chọn giống trùn nuôi đạt hiệu quả cao

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 29 January, 2021

Để chăn nuôi tốt một loài vật nuôi thì bà con luôn quan tâm đến việc xây nhà cho chúng thế nào? Bên cạnh đó việc lựa chọn con giống cũng cực kì quan trọng không kém đối với việc nuôi có thành công hay không, có cho năng suất cao như mong đợi hay không. Nếu bà con tạo một môi trường sống tốt  cho loài vật đó để chúng phát triển nhanh mà quên đi việc lựa chọn con giống tốt thì cho dù có được chăm sóc, được sống trong một môi trường rất thích với chúng, chúng vẫn không thể nào phát triển vượt bậc xa với khả năng cho phép của chúng được. Chính vì vậy ở trùn quế cũng vậy việc xây một ngôi nhà thoải mái để trùn quế thích nghi là cực kì quan trọng, tuy nhiên cần phải lựa chọn mua con giống trùn ở những nơi uy tín, chất lượng đảm bảo và có kinh nghiệm trong việc lựa chọn giống tốt thì bà con chăn nuôi mới có thể an tâm được.

Khi bắt đầu lựa chọn giống trùn thì bà con sẽ bắt gặp được cụm từ trùn sinh khối, trùn thịt (trùn tươi), vậy trùn giống là cần mua loại nào cho thích hợp quý bà con cần hiểu rõ các khái niệm trên là như thế nào để có thể có những lựa chon tối ưu, trong thời đại tiên tiến như ngày nay thì nông dân luôn là những người có rất nhiều kiến thức thực tiễn kể cả kiến thức chuyên môn cao. Qúy bà con sẽ dễ dàng  hội nhập với xu hướng ngày nay một cách nhanh nhất.

1 Trùn sinh khối là gì? Điểm khác nhau giữa Trùn sinh khối và trùn thịt (trùn tươi)

Trùn sinh khối là một phần phân trùn chưa tách lọc bao gồm phân trùn còn trộn lẫn với trùn bố mẹ, trùn trưởng thành, trùn con, và trứng, kén trùn có trong đó,hay thường gọi là ổ trùn nằm phần lớp trên mặt luống khoảng 5- 15 cm độ sâu.

Còn Trùn thịt( trùn tươi) là trùn bố mẹ, trùn trưởng thành đã được tách chiết ra qua nhiều giai đoạn sàng lọc để có được phần trùn này có thể đem đi thương mại phục vụ cho nhiều mục đích trong đời sống sản xuất.

Vậy điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy giữa 2 khái niệm trên đó là: 

+ Trùn sinh khối bao hàm cả trùn thịt (trùn tươi) nằm trong đó

+ Mật độ trùn trưởng thành trong trùn thịt sẽ nhiều và dày đặc hơn rất nhiều so với trùn sinh khối

+ Sức sống trong trùn sinh khối con giống sẽ có sức sống cao hơn nhiều so với trùn thịt bởi vì khi tách trùn thịt ra qua nhiều bước thực hiện đã làm giảm sút khả năng sống khỏe của trùn thịt sau đó.

  • Cũng bởi những điểm khác biệt rõ nét này mà khi người nuôi tiến hành thu hoạch trùn luôn sẽ tính toán số lượng cần thu để dùng đúng, đủ với mục đích sử dụng trùn sau đó, tránh thừa quá nhiều ảnh hưởng đến việc làm giống, nhân luống trùn nuôi sau này.

2 Vậy phải chọn giống như thế nào cho đúng, cho khỏe?

  • Theo nhiều phương pháp mà bà con hay dùng để chọn giống trùn thì có các cách chọn giống trùn để nuôi:

+ Only use trùn sinh khối để làm giống toàn bộ 100% để nuôi

+ 80% Trùn sinh khối, 20% trùn kết hợp cả hai để nuôi

Tuy nhiên, chọn trùn sinh khối làm giống nhau 100% vẫn được rất nhiều bà con ưu tiên sử dụng phương pháp này. Do trùn thịt sau nhiều bước tách chiết từ phân trùn và kén, trứng trùn thì giảm sức sống khá nhiều mặc dù chúng tôi đều là trùn thành trưởng và ngay lập tức có thể bắt cặp sản xuất sau khi thả nuôi, bảo quản in too the transfer to keep trùn sống cũng khá khó khăn hơn với trùn sinh khối.

  • Việc bà con chỉ muốn sử dụng trùn sinh khối để làm giống là do trùn sinh khối chứa cả phân trùn, cả môi trường trùn sinh sống nên khi chọn mua về làm giống thì quá trình vận chuyển trùn cũng trở nên dễ dàng hơn mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trùn sau này, khi mang về nuôi chúng cũng sẽ sớm thích nghi với môi trường sống mới hơn. Bên trong trùn sinh khối có một lượng lớn trùn trưởng thành kể cả trứng trùn, kén trùn chính vì vậy mà khi sống ở môi trường mới thì không lâu sau 1-2 ngày thì người nuôi có thể nhìn thấy sự sống mới phát triển, trùn con bò nheo nhúc và bắt đầu ăn thức ăn mới, phân giải các thức ăn mới vừa cho trùn ăn. Mật độ thích hợp nhất để thả vào ô nuôi trùn là 25 kh trùn sinh khối/ 1 mét vuông.

  •  Cách để nhận biết trùn sinh khối tốt đạt chất lượng cao để dùng làm giống đó là nhận biết mật độ trứng trùn, kén trùn, trùn trưởng thành có trong đó nhiều hay ít và khả năng ăn thức nhanh hay chậm khi hôm sau bỏ thức ăn mới vào. Sinh khối trùn tốt là sinh khối có ẩm độ trung bình khoảng 40-50 % ẩm độ, dùng tay thử bóp chặt và buông ra thì phân tơi ra, xốp và hơi ẩm dễ nhận biết bằng mắt thường, có mật độ trùn bố mẹ, trùn con ở là từ 2kg/m2, lấy một nấm sinh khối trùn đem ra ngoài sang kiểm tra mật độ kén trùn, trứng trùn có màu trắng, đỏ bò li ti dày đặc thì đó là sinh khối tốt. Vì mật độ dày nên chúng có thể ăn thức nanh hết chỉ 2-3 ngày là cho ăn lại, và nhanh nhất là 2-3 tuần là có thể thu hoach phân trùn và trùn trưởng thành được rồi.

3 Hiệu quả của việc chọn giống tốt đem lại được những lợi ích gì cho người nuôi trùn 

-Nuôi trùn lớn nhanh, phát triển tốt, tăng trọng liên tục thu hoạch năng suất cao, rút ngắn thu hoạch

– Tăng hiệu quả kinh tế, góp phần ổn định đời sống người dân nuôi trùn

– Qúa trình nuôi trùn trở nên dễ dàng và thành công hơn mong đợi của người dân nuôi trùn quế thương mại.

– Người chăm sóc trùn cũng đỡ vất vả hơn dù có kinh nghiệm nhiều hay ít vì thế nên lựa chọn nơi thật sư có uy tín để mua được giống trùn chất lượng tốt.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành Uncategorized

Bột trùn quế trong chăn nuôi

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 26 January, 2021

Trùn quế là giống trùn đã được thuần hóa, nhập nội và được nuôi công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Hôm nay nuôi trùn quế đã được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để làm hướng đi khởi nghiệp là nền tảng cho những bước tiến tiếp theo. Đây là loài trùn mắn đẻ, dễ thu hoạch. Ở các nước như Philippines, Austrlia và một số nước khác dùng chúng để chuyển hóa chất thải làm thức ăn trong chăn nuôi. Ở Việt Nam, việc ứng dụng trùn quế làm thực phẩm trong chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế nước nhà.

Thức ăn chính của trùn quế là thức ăn động vật như gia súc, gia cầm: Trâu, Bò, Ngựa, Dê, Gà, Vịt….Rác thải nông nghiệp, xác bã thực vật, rau củ quả…sau khi trùn ăn và tiêu hóa thì chúng trở thành phân trùn rất giàu dinh dưỡng có chứa axit amin như: Tyrosin, Arginin, cystin, Methionin, Histidin..có thể dùng làm thúc ăn trong chăn nuôi chứa nhiều dưỡng chất, còn trong con trùn có hàm lượng đạm cao giàu nguyên tố vi lượng tương tự thịt thỏ.

  • Cách chế biến bột trùn quế làm thức ăn trong chăn nuôi

Theo nghiên cứu cho thấy bột trùn quế có chứa tới 65% Protein khô,  chất béo 2.8 %, chất xơ 3,3%, canxi 0.8 %, Phốtpho 0,54%… Trong bột trùn quế không có mùi tanh và khét như trong bột cá, dầu cá. Để làm thức ăn trong chăn nuôi trùn quế cần được chế biến thành dạng bột và được pha chế theo công thức chính xác.

  • Trùn tươi sau khi đã được thu hoạch từ sinh khối đem đi rửa sạch 2-3 lần trong nước sạch sau đó trộn với bột cám, bột ngô (1 Kg trùn quế tươi trộn với 7 lạng bột ngô, hoặc cám gạo) để đem đi sấy hoặc phơi khoảng 4-5 ngày vì trong cấu tạo trùn có nhiều chất nhờn ngoài da. Khi trùn quế đã khô đạt độ giòn chuẩn thì sang tách cám ra lấy trùn đem đi giã, nghiền nhỏ rồi đóng bao để bảo quản nơi khô ráo, bột trùn làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và cả trong nuôi trồng thủy sản (tôm sú, cá,ba ba,..) còn có thể đem làm mồi câu cá. Để giúp bột trùn quế giữ được lâu hơn, giúp tăng khẩu vị cho vật nuôi thì trộn thêm ít muối ăn vào với tỉ lệ 0.01-0,02% và không quên bỏ thêm ít vỏ tỏi để khử đi mùi tanh của trùn giúp vật nuôi dễ ăn hơn.

  • Cách làm bột trùn quế không quá phức tạp đa phần là thủ công, dùng máy rất ít, tuy nhiên đây là áp dụng cho những quy mô nhỏ phối trộn thức ăn tại nhà bổ sung thêm cho vật nuôi, còn trường hợp làm với quy mô lớn, công nghiệp thì toàn bộ quy trình phải được làm bằng máy móc hiện đậi hơn để tạo ra lượng lớn bột trùn quế cần thiết đủ thương mại.

  • Bột trùn quế được xem là loại thức ăn giúp cho vật nuôi tăng trọng nhanh, giảm thiểu bệnh trên cả cây trồng và vật nuôi mà không gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy mà bột trùn rất được người chăn nuôi ưa thích để phối trộn vào thức ăn của gia súc, gia cầm, lợn, tôm, cá, baba… với giá rẻ hơn nhiều so với những loại thức ăn khác như bột cá, bột tôm…

  • Lưu ý: Bột trùn quế sau khi chế biến chỉ nên sử dụng trong vòng 1 tháng. Sau 1 tháng, bột trùn quế có thể bị biến chất, giảm mùi vị, vật nuôi không thích ăn làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, năng suất vật nuôi. Bởi vậy, mỗi lần, bà con chỉ nên chế biến lượng bột trùn sử dụng trong vòng một tháng.

  • Bột trùn quế sau khi đã làm hoàn thành sẽ được bảo quản trong túi Zipper để cách khí hạn chế được quá trình hỏng bột bên ngoài không khí.

  • Ứng dụng của bột trùn quế trong đời sống: 

  • Bột trùn quế dùng làm thức ăn cao cấp bổ sung đạm và vi khoáng chất rất tốt cho ao cá, ruộng tôm, nuôi baba, …việc sử dụng bột trùn vào trong chăn nuôi giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả trong chăn nuôi.

  • Dùng làm mồi câu cá là món ăn ưa thích, khoái khẩu của cá, dùng để làm mồi câu rất thích hợp

  • Có thể dùng chữa bệnh cho con người giúp hạ huyết áp, ngừa tai biến đang được công ty dược nghiên cứu và sản xuất trên thị trường. Chế phẩm này đã được sản xuất và phân phối rộng rãi dưới dạng viên uống thảo dược.

  • Đối tượng sử dụng bột trùn quế hiệu quả nhất: vật nuôi còn nhỏ, sức đề kháng kém, còi cọc, chậm lớn, hay bệnh. Bột trùn quế được xem như thuốc kháng sinh cho các loài vật nuôi này giúp hỗ trợ quá trình phát triển của cơ thể, giảm thiểu tối đa bệnh hại, giúp tăng trọng nhanh, tăng cơ, hỗ trợ đường ruột, đường tiêu hóa cho vật nuôi, là thức ăn dễ tiêu giàu đạm.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Tin hoạt động Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

MÔ HÌNH NUÔI BÒ KẾT HỢP NUÔI TRÙN QUẾ

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 21 January, 2021

Trong những năm gần đây mô hình nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế đã được rất nhiều bà con nông dân triển khai và thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cuộc sống gia đình. Đây là một mô hình khép kín mang lại nhiều lợi ích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí giá thành sản xuất.

Mô hình hướng người nông dân phát triển mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, an toàn sản phẩm đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Vừa tận dụng được lượng rác thải từ phân bò bỏ đi vừa sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng sản phẩm cao dẫn đến giá thành cũng tăng cao. Vốn đầu tư không nhiều chỉ cần bỏ công chăm sóc, vì vậy mà mô hình nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế đang được chính quyền địa phương thúc đẩy và nhân rộng cho bà con nông dân thực hiện, cải thiện cuộc sống , nhất là đối với bà con nông dân vùng có kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Mô hình được quý bà con áp dụng trong chăn nuôi, làm nguồn kinh tế chính của gia đình. Theo lời truyền tai nhau của bà con nông dân đây là mô hình chăn nuôi: “một vốn bốn lời” . Thay vì theo truyền thống bà con chỉ nuôi bò sau đó phải bỏ đi chất thải từ loài gia súc này thì thật đáng tiếc, lại gây ô nhiễm môi trường sống vì chuồng trại bà con nông dân hay có thói quen xây rất gần với nơi sinh sống của con người. Trong khi đó áp dụng kết hợp giữa mô hình nuôi bò và nuôi trùn quế thì có thể tận dụng tối đa nguồn chất thải không gây ô nhiễm môi trường , góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giúp bà con giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi đang lên giá thành, trong khi nguồn thực phẩm sạch chất lượng tốt cũng đang tăng giá cao hơn thị trường thịt thông thường. Vì mô hình khép kín này có thể kết hợp trồng cỏ sạch cho bò ăn để đạt chất lượng thịt bò tốt nhất đem ra thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, trùn quế còn là nguồn thức ăn dồi dạo đạm cho các loài gia súc gia cầm: gà vịt ngan, trâu , bò…nuôi trong nhà. 

Những  lợi ích vượt trội mà mô hình này đem lại: Xử lý toàn bộ chất thải trong chăn nuôi, sản xuất phân bón vi sinh sạch để bón cho cây trồng và nhất là tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có trong vườn: lục bình ủ hoai mục, phân gia súc, phân gia cầm , rơm rạ, kể cả rác thải hữu cơ, rác thải sinh hoạt…Nguồn lợi nhuận thu được là từ bán phân trùn quế cho nông nghiệp, bán trùn tươi với giá cao, cũng như thành phẩm thịt bò sạch, cây trái trong vườn,.. Mô hình đơn giản dễ làm, vốn đầu tư ít mà hiệu quả kinh tế lại cao. Còn đối với một số hộ gia đình chịu bỏ công nuôi trùn quế kết hợp V.A.C thì càng mang lại nhiều lợi ích hơn bởi trùn quế chính là nguồn dinh dưỡng, nguồn thức ăn dồi dào đạm và rất ưa thích của cá cũng như gà vịt , ngan…

Bên cạnh đó không thể bỏ quên tác dụng của phân trùn quế đối với cây trồng. Phân trùn rất giàu dinh dưỡng  và khoáng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là trồng rau an toàn cho gia đình sử dụng bảo vệ sức khỏe, an toàn tuyệt đối. Lại là loại phân mà cây trồng rất dễ hấp thu tốt hơn nhiều so với việc sử dụng phân bò tươi không qua xử lý.

Sơ lược về những lợi ích thiết thực mà mô hình chăn nuôi kết hợp giữa nuôi bò và nuôi trùn quế mang lại cho bà con nông dân.

+ Nuôi Bò với nguồn nguyên liệu thu được là phân bò tươi, lợi nhuận thu về là bán thịt bò sạch với giá thành cao cho các cửa hàng nông sản sạch phục vụ thị trường hiện nay. Không bị ảnh hưởng bởi giá thị trường giá cả luôn ổn định với giá tốt.

+ Nuôi trùn quế: sản phẩm thu được là phân vi sinh hữu cơ- phân trùn quế, Trùn tươi, trùn sinh khối, lợi nhuận thu được từ bán trùn tươi ( trùn thịt), phân trùn cho cây trồng. 

Mối liên quan giữa 2 loài vật này là: Chất thải từ nuôi bò( phân bò)  trở thành nguồn thức ăn dồi dào và ổn định cho việc nuôi trùn quế, ngược lại trùn quế cũng được làm thức ăn cho Bò, Trâu , Lợn… còn đối với phân trùn thì dùng để bón cho cỏ trồng làm nguồn thức ăn sạch cho nuôi bò. Ngoài ra nó còn là nguồn thức ăn rất hảo cho gà, vịt, ngan…cá. Vì những tính chất này mà mô hình này được kết hợp rất hoàn hảo trong chăn nuôi để giảm chi phí sản xuất tăng hiệu quả kinh tế. Vì thế nên mô hình chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi Bò và trùn quế là mô hình được đánh giá rất phù hợp phát triển và là điểm sáng trong nên nông nghiệp nước nhà, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Nếu biết tận dụng và nhân rộng mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bà con giúp cải thiện kinh tế gia đình trong xu hướng nông nghiệp phát triển rất nhanh và hiện đại như ngày nay. Bên cạnh đó Việc kết hợp mô hình này cùng với mô hình V.A.C  lại càng đem lại nhiều lợi nhuận cho người dân chăn nuôi.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

Kỹ thuật canh tác Mô hình canh tác hiệu quả Nông nghiệp hữu cơ Tin nông nghiệp Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành

Tại sao phân trùn quế lại rất an toàn cho cây trồng

Posted by : Lai Nguyễn / Posted on : 19 January, 2021

Một loại phân bón an toàn cho cây trồng là loại phân khá lành tính, thông thường phân hữu cơ đa phần đều rất an toàn cho cây trồng khi sử dụng mà không gây ảnh hưởng nào cho cây trồng của bạn. Khác với phân hóa học, phân trùn quế là phân hữu cơ được sản xuất từ các chất hữu cơ từ thiên nhiên thông qua bộ máy hệ tiêu hóa của “các chú trùn quế” mà cho ra thành phẩm phân hữu cơ vi sinh cao cấp này. Phần trùn chẳng những cung cấp rất nhiều dinh dưỡng N,P,K và nhiều thành phần trung vi lượng, vi sinh vật có lợi cho cây trồng còn rất an toàn khi sử dụng. Cũng vì điều đó mà phân được sử dụng rất rộng rãi cho tất cả các loại cây trồng, ở nhiều giai đoạn khác nhau từ gieo hạt, ngâm hạt nảy mầm, trồng cây, cây đang sinh trưởng , phát triển, giai đoạn ra hoa, kết trái, sau thu hoạch, làm đất, cải tạo đất, chóng xói mòn, bảo vệ môi trường, phù hợp với hướng phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững.

Phân trùn quế có nhiều thành phân dinh dưỡng, không chứa các chất độc hại giúp cây trồng phát triển tốt mà không gây hại cho môi trường đất sau trồng, điều gì có bên trong phân trùn quế lại giúp phân trùn trở thành loại phân tốt ưu việt như thế

  1. Dinh dưỡng trong phân trùn đã được phân giải hoàn toàn nhờ hệ tiêu hóa của trùn quế

Thông thường các chất hữu cơ như cỏ, rau cải, rác thải nông nghiệp… được các loài gia súc, động vật ăn cỏ, rau hữu cơ ăn vào đào thải ra ngoài thì bên trong phân chuồng vẫn còn rất nhiều hợp chất hữu cơ chưa phân giải hoàn toàn và nhờ quá trình phân giải tiếp theo của các loài vi sinh vật trong đất tiếp tục thực hiện lần phân nữa trong môi trương kị khí (thiếu oxy) tạo ra rất nhiều axit hữu cơ và khí độc, quá trình này diễn ra dưới lòng đất sẽ làm chua đất dẫn đến gây ngộ độc hữu cơ cho cây trồng. Vì vậy nếu bà con dùng phân gia súc, gia cầm, … bón trực tiếp vào cây trồng sẽ dễ gây ngộ độc cho cây, nếu quá trình phân giải đó diễn ra chậm thì cây có thể bị chết vì nóng rễ.

Còn ở phân trùn quế thì hoàn toàn không có quá trình này diễn ra, do trước khi cho trùn quế ăn các loại rác thải hữu cơ, xác bã thực vật, phân chuồng… đều đã qua quá trình xử lý, ủ oai mục trong một thời gian dài từ 1-6 tháng cộng thêm việc người nuôi trùn còn cho thêm chế phẩm sinh học BT, nấm trichoderma vào để phân hủy nhanh vì thế mà các hợp chất hữu cơ đã dần phân hủy hết các hợp chất khó tiêu, khó phân giải tiếp theo lại nhờ hệ tiêu hóa của trùn quế phân giải lần nữa các hợp chất hữu cơ vì vậy nên trong phân trùn chứa nhiều dinh dưỡng dễ tiêu, dễ hấp thụ mà không cần phải qua quá trình phân giải nào nữa, trực tiếp cho cây trồng hấp thu ngay sau khi bón vào cây.

Và lý do gây nóng cây trồng khi bón phân vào cây các hợp chất khó tiêu, chưa phân hủy hoàn toàn như phân chuồng, rác thải hữu cơ chưa oai mục, đặc biệt là phân hóa học thường là các hợp chất dinh dưỡng khó tiêu, dễ bốc hơi…điều mà chúng ta dễ nhận thấy nhất là khi đem ủ các loại phân hữu cơ khác sẽ tỏa ra một lượng nhiệt nhất định, làm nóng cây trồng , tệ hơn là dẫn đến chết cây khi được bón trực tiếp vào chính là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ khó tiêu này thành những hợp chất dễ tiêu cho cây trồng hấp thu nhờ các loài vi sinh vật có lợi sống trông đất.

Những điều phân tích ở trên thì phân trùn quế hoàn toàn tốt và an toàn cho cây trồng, rất thích hợp bón nhiều mà không gây nóng cây trồng.

  • Trùn quế thịt tươi
    Trùn quế thịt tươi

2. Phân chứa các loài vi sinh vật có lợi cho cây, hoàn toàn không có loài nào gây bất lợi cho cây trồng.

Chúng ta được biết trong phân chuồng tươi chưa ủ như phân giá súc, gia cầm: trâu ,bò, gà,vịt, ngang,.. có chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại cho hệ tiêu hóa, đường ruột của động vật như  nhóm vi khuẩn Salmonella (vi khuẩn gây bệnh thương hàn) và E. coli gây bệnh đường ruột ở người. Vì vậy trước khi sử dụng các loại phân này thì phải thông qua các bước xử lý sạch các loài vi sinh vật gây hại trên để sản phẩm được tạo ra hoàn toàn sạch cho người và môi trường, không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Về phân trùn quế thì hoàn toàn yên tâm về các vấn đề trên, thông qua hệ tiêu hóa của trùn quế mà các loài vi sinh vậy gây hại đó đã được xử lý sạch hoàn toàn, bên cạnh đó còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi từ môi trường tiêu hóa của trùn quế, giúp cây trồng phát triển tốt.

3. Trong phân trùn không chứa khí độc hại cho cây trồng

Điều mà mọi người dễ phát hiện nhất là trong phân trùn quế thì hoàn toàn không có mùi hôi, thối bốc ra còn ở phân chuồng, phân động vật ăn cỏ khác thì phát ra mùi hôi,thối khó chịu là do trong phân chuồng có rất nhiều khí như H2S, NH3 và NO2. Trường hợp bón phân chuồng trực tiếp mà các khí này vẫn chưa thoát ra hết thì sẽ gây ra hiện tượng axit hóa, làm chua đất đông nghĩa cây trồng đã bị ngộ độc. Vậy nên phân trùn quế mang tính ưu việt hơn là nhờ sạch không chứa mùi gây hại còn giúp cải tạo đất, chống xói mòn.

4. Cây trồng còn được phân trùn quế giải độc hữu cơ nhờ các loại axit amin chứa trong phân.

Trong phân trùn quế chứa nhiều loại axit min có lợi cho đất và cây trồng nhưng rõ nhất là axit Humic và axit fulvic. Hai loại này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng, kích thích rễ cây phát triển tốt, tạo độ thông thoáng cho đất, giúp rễ hấp thu dưỡng chất tốt, cân bằng pH, tăng sức đề kháng cho cây trồng.

Bên cạnh đó các loại axit amin này còn giúp quá trình phân giải chất diễn ra nhanh hơn, giúp cây chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường vì thế chúng thường được sử dụng để giúp cây trồng giải độc khi bị ngộ độc hữu cơ cực tốt.

Hữu Lai – TTS

Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn

1 2 Next

Recent Posts

  • Báo Thanh Niên: “8X nuôi trùn quế doanh thu hơn 3 tỉ đồng/tháng”
  • Nuôi trùn quế bằng cám
  • Thời điểm thu hoạch trùn quế và phương pháp bảo quản trùn sau thu hoạch
  • Hướng dẫn cách sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế trên từng loại cây trồng và vật nuôi
  • Vòng đời của Trùn Quế

Categories

  • Kỹ thuật canh tác
  • Mô hình canh tác hiệu quả
  • Nông nghiệp hữu cơ
  • Nuôi trùn quế theo truyền thống
  • Tin hoạt động
  • Tin nông nghiệp
  • Trang Trại Sạch Các Tỉnh Thành
  • Uncategorized

Pages

  • Bảng giá tham khảo
  • Cart
  • Checkout
  • CHÍNH SÁCH ĐẠI LÝ
  • Giới thiệu
  • HỆ THỐNG ĐẠI LÝ
  • Liên hệ
  • My account
  • Shop
  • TÌM ĐẠI LÝ
  • Trang chủ
    • Trùn Quế
      • TRÙN QUẾ

Kết nối chúng tôi

Liên hệ Trang Trại Sạch

icon_pin_alt
Văn phòng đại diện:
4/6 Võ Công Tồn, Khu Phố 1,
TT. Bến Lức,
Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An.
icon_pin_alt
Trang trại vệ tinh:
Khắp 19 tỉnh miền Nam.
Mỗi tỉnh từ 1-5 trại liên kết.
Kết hợp các trại cộng sinh.
Đang mở rộng bao tiêu trại mới.
icon_mobile
Hotline
0945.777.900
icon_chat_alt
ZALO
0945.777.900

© 2019 TraTraSa. All Rights Reserved