Hoa Vạn Thọ (tên khoa học: Tagetes erecta) là một loại hoa thuộc họ Asteraceae, nổi bật với vẻ đẹp rực rỡ và hương thơm dễ chịu. Đây là một trong những loại hoa phổ biến trong văn hóa và trang trí, đặc biệt ở các nước châu Á, bao gồm Việt Nam. Tên gọi “Vạn Thọ” trong tiếng Việt có nghĩa là “vạn thọ” hoặc “sống lâu”, thể hiện mong muốn về sự trường thọ, sức khỏe và hạnh phúc
Đặc Điểm Nổi Bật:
Hình dáng: Hoa Vạn Thọ có hình dạng tròn, nở thành từng chùm với nhiều cánh hoa xếp chồng lên nhau. Màu sắc chủ yếu là vàng hoặc cam, tạo nên sự tươi sáng cho không gian sống.
Chiều cao: Có hai loại chính: Vạn Thọ Pháp Lùn (thấp) và Vạn Thọ Pháp Cao (cao), chiều cao có thể từ 30 cm đến 1 m tùy loại.
Hoa Vạn Thọ không chỉ mang lại vẻ đẹp rực rỡ cho không gian sống mà còn được ưa chuộng trong các dịp lễ tết. Hôm nay, hãy cùng TTS tìm hiểu cách trồng và chăm sóc hoa Vạn Thọ để có những chậu hoa khỏe mạnh, đẹp mắt nhé!
PHẦN 2 : Cách trồng và chăm sóc hoa Vạn Thọ
1. Thời vụ trồng
Vạn Thọ Pháp Lùn: Thời điểm gieo hạt vào đầu tháng 11, và trồng muộn nhất vào ngày 5-6 tháng 11 (âm lịch).
Vạn Thọ Pháp Cao: Gieo hạt vào cuối tháng 10, trồng muộn nhất vào ngày 25-27 tháng 10 (âm lịch).
2. Chuẩn Bị Dụng Cụ và Đất Trồng
Chọn chậu: Lựa chọn chậu có kích thước phù hợp và đảm bảo khả năng thoát nước tốt.
Giá thể: Bạn có thể sử dụng các dòng giá thể phối trộn sẵn của nhà Mekong, giúp đất tơi xốp, thoát nước tốt và hạn chế tối đa mầm bệnh cho cây trồng.
3. Gieo Hạt
Ngâm hạt giống: Chọn hạt giống từ cơ sở uy tín. Ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) khoảng 4-6 tiếng để kích thích hạt mau nảy mầm.
Gieo hạt: Gieo hạt trực tiếp vào chậu hoặc trong bầu ươm, phủ một lớp giá thể mỏng. Tưới phun sương nhẹ để giữ ẩm cho đất và đặt chậu ở nơi có ánh sáng nhẹ.
4. Chăm Sóc
Tưới nước: Tưới nước vừa phải, tránh tưới quá nhiều gây úng rễ. Đặt cây ở nơi có ánh sáng đầy đủ.
Bón phân: Bón phân NPK định kỳ mỗi 10-15 ngày. Kết hợp thêm phân hữu cơ như phân bò Mekong và phân trùn quế Mekong (50-70g cho mỗi gốc). Sau khi trồng hoặc bấm đọt, bổ sung dịch trùn quế Mekong (pha 1 lít dịch trùn với 200 lít nước, tưới khoảng 200ml vào gốc) để giúp cây ra rễ mạnh, kích thích đâm chồi và cho hoa to, màu sắc rực rỡ.
Xử lý cơ đọt: Khi cây được 30-35 ngày và có 6-7 cặp lá, tiến hành bấm đọt để kích thích sự phát triển.
5. Phòng Ngừa Sâu Bệnh
Hoa Vạn Thọ có thể bị sâu ăn lá, rầy và nấm bệnh. Để phòng trừ, bạn có thể phun thuốc sinh học hoặc sử dụng thảo dược tự nhiên như tỏi, ớt.
Hy vọng rằng với những mẹo trồng và chăm sóc hoa Vạn Thọ này, bà con sẽ có một vườn hoa tươi đẹp trong dịp lễ tết sắp tới. Hãy nhớ rằng, sự chăm sóc tận tình sẽ mang lại những bông hoa rực rỡ và khỏe mạnh! Chúc mọi người thành công! 🌼