Hướng dẫn cách sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế trên từng loại cây trồng và vật nuôi
Ngày nay xu hướng phát triển nền nông nghiệp theo hướng nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, vậy nên việc lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp sạch đang rất được người tiêu dùng quan tâm. Phân trùn quế, dịch trùn quế là những sản phẩm nông nghiệp sạch mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, rất cần được mở rộng và duy trì sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh này phục vụ cho nền nông nghiệp sạch nước nhà.
Nói về phân trùn quế cũng như dịch trùn quế thì mọi người cũng đã biết ít nhiều về công dụng của loại phân hữu cơ vi sinh này về thành phần dinh dưỡng, những công dụng của nó đối với cây trồng cũng như tính ưu việt của nó mà hiện nay có rất nhiều nông dân đã quan tâm và sử dụng rất nhiều nhằm tăng hiệu quả sản xuất, thu lại lợi nhuận cao góp phần ổn định kinh tế.
Sơ lược về thành phần dinh dưỡng có trong phân trùn quế, dịch trùn quế.
- Phân trùn quế

Trong phân trùn quế rất dồi dào đạm, còn có lân, kali,và những các vi khoáng chất thiết yếu cho cây trồng, ngoài ra còn có một số lượng lớn hệ vi sinh vật rất có lợi, chúng có khả năng phân giải các chất dinh dưỡng khó tan trong đất thành dạng dễ hòa tan để cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng đó, tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, thành phân trung vi lượng có trong phân trùn quế như: Canxi,Bo, Mangan, Cu, Fe.. đều ở dạng dễ hòa tan, dễ hấp thu đối với cây trồng.
- Dịch trùn quế
Dịch trùn quế chứa hàm lượng protein (đạm) cao, có hơn 20 loại axits amin thiest yếu cho cây trồng được sản sinh trong quá trình thủy phân trùn quế tươi, trong đó Protein chiếm 68 –70%; Lipid: 7 – 8%; Chất đường: 12 –14 %, hệ vi sinh vật phát triển mạnh mẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu quá kém của vật nuôi, giảm thiểu bệnh hại trên cây trồng
Những công dụng của phân trùn quế, dịch trùn quế đối với cây trồng

- Phân trùn quế
- Giàu dinh dưỡng, nhiều khoáng chất cần thiết nên thúc đấy quá trình sinh trưởng phát triển của cây mạnh mẽ.
- Kích thích hạt giống nảy mầm khỏe, kích thích cây trông tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển, giảm thiểu bệnh hại, hạn chế rủi ro, tăng thêm thu nhập cho nông dân, có cuộc sống ổn định
- Cải tạo đất, giữ ẩm tốt, thông thoáng, tăng độ phì nhiêu trong đất, phá hủy lớp chai cứng, sạn trong đất giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt tăng năng suất cây trồng
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất rau an toàn, thực phẩm sạch, tăng giá thành bán ra
- Điều hòa sinh trưởng bằng hoạt chất thiên nhiên không gây hại cho cây trồng và con người, bảo vệ môi trường
- Luôn là sản phẩm đứng đầu trong thời đại nông nghiệp bền vững, an toàn thực phẩm
- Dịch trùn quế
- Đối với cây trồng thì công dụng như phân bón lá, thời gian cách li ngắn, hiệu quả còn cao hơn phân bón lá thông thường, không gây hại cho cây trông, không gây cháy lá, tăng chất lượng nông sản ngon hơn
- Hạn chế sâu bệnh hại trên cây trồng, giảm chi phí sản suất, tăng năng suất
- Đối với vật nuôi bổ sung hàm lượng đạm cao cấp cho vật giảm bệnh hại, tăng trọng nhanh, giảm chi phí thức ăn, hạn chế rủi ro bệnh hại đối với vật nuôi còn nhỏ.
- Kích thích ăn mạnh, hệ vi sinh vật có trong dịch trùn quế giúp vật nuôi không bị bệnh về đường tiêu hóa
Cách sử dụng phân trùn quế, dịch trùn quế đối với từng nhóm cây trồng
- Cây ăn quả
+Bón lót: bón phân trùn quế vào hố trồng trước khi trông cây xuống 3-7 ngày trước khi trồng khối lượng khoảng 10-15 kg trên một hố trồng
+Bón thúc: trong quá trình trồng cây ăn quả nên bón thúc ở các giai đoạn trước khi ra hoa và sau khi thu hoạch, số lần bón 2-4 lần tùy vào kinh tế và tính toán hiệu quả kinh tế mà áp dụng, nhưng ít nhất cũng bón 2 lần trên vụ thu hoạch, khối lượng bón 10-15 kg trên một gốc trồng, cách bón dựa trên tán cây mà bón, cách xa gốc không bón gần vì rễ không hấp thu được dinh dưỡng tùy vào tán cây mà cách xa khoảng 0.5-1 mét, đào sâu 5-10 cm, rộng 10-20 cm để bỏ phân xuống sau đó lấp đất và tưới nước ngay.
- Cây rau màu, hoa
+Bón lót: bón rải đều trên mặt đất trồng trước khi lên luống với khối lượng 8-10 tấn trên ha, do tầng dinh dưỡng của rau màu không sử dụng quá sâu nên chỉ cần rải trên mạt luống là cây trồng có thể sử dụng được.
+Bón thúc: Bón phân trùn quế định kì tầm khoảng 30-40 ngày có thể bón một lần với khối lượng 2-3 tấn trên ha, còn những loại rau màu ngắn ngày thì chỉ cần bón lót là được.
- Cây kiểng các loại
+Bón lót: đối với các loại cây kiểng, hoa cảnh mới bắt đầu trồng hoặc chẩn bị thay chậu mới cho cây kiểng thì có thể trộn phân trùn quế với tỉ lệ 3:7 trong đó trùn quế 3, 7 là sơ dừa, tro trấu… các vật liệu dinh dưỡng khác dùng để trồng kiểng, tùy theo loại cây cảnh mà lượng bón cho phù hợp.
+Bón thúc: bón định kì để chăm sóc cây kiểng 1-2 tháng bón 1 lần, cách bón dùng dụng cụ xới đất mặt lên sau đso bỏ một lượng phân trùn vừa đủ vào khoảng 2-3 cm sau đó lấp đất lại tưới nước cho cây.
- Cách sử dụng dịch trùn quế trên cây trồng, vật nuôi
+Đối với cây cảnh: bón thẳng vào đất tỉ lệ 3:5(3 phần dịch trùn, 5 phần đất trồng) hoặc phun xịt trên lá hoặc gốc cây có tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh.
+Đối với rau màu thì dùng dịch trùn quế với tỉ lệ 1:1 bòn đợt đầu cho cây là đủ
+ Đới với cây ăn quả thì bón 1-2 lần trên năm, với lượng 0.5- 1 lít
+ Thông thường dịch trùn quế dùng để bón lót cho cây trồng và chỉ nên tưới phân vào buổi sáng hạn chế tưới vào trưa nắng, hoặc tối, phun bón vào giai đoạn cây bắt đầu lớn đến khi ra hoa.
Hữu Lai – TTS
Đặt hàng online
Đến trực tiếp các trang trại
Gọi 0945.777.900
https://tratrasa.vn